Hiện nay, các bệnh về tiêu hóa rất phổ biến, hay gặp nhất là những rối loạn tiêu hóa liên quan đến vấn đề đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Xem thêm: viem dai trang di ngoai ra mau. Những thay đổi về số lần đi đại tiện, thời gian và tính chất phân gây ra nhiều phiền phức, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và cuộc sống của người bị bệnh. Có nhiều mức độ biểu hiện bệnh khác nhau: đại tiện từ 1,2 lần đến 3,4 lần/một ngày, táo hoặc lỏng nát, hoặc lúc táo lúc lỏng, nặng hơn nữa thì phân có thể kèm theo nhầy mũi, phân có máu… Trong đó, đi ngoài ra máu là biểu hiện của các bệnh nguy hiểm mà người bệnh cần phải đặc biệt chú ý.


1. Các kiểu đi ngoài ra máu

Có nhiều biểu hiện khác nhau khi đi đại tiện có máu. Mỗi biểu hiện lại gợi ý đến một bệnh khác nhau. Vì thế mỗi người cần theo dõi kỹ tình trạng bệnh để đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

- Đi ngoài ra máu tươi, máu nhỏ giọt hoặc dính theo phân, dính giấy vệ sinh: Biểu hiện này phần lớn gặp trong bệnh trĩ do sa giãn các tĩnh mạch hậu môn trực tràng. Thường có cảm giác đau rát hậu môn sau khi đi đại tiện.

- Đi ngoài ra máu loãng, máu nhạt màu, có thể kèm theo nhầy mũi nhiều: Nếu có kèm theo biểu hiện đau ê ẩm dọc khung đại tràng, đau nhiều trước và sau đi đại tiện, thời gian kéo dài, người gầy sút cân nhanh, da xanh xao.Thường gặp là các biểu hiện sớm của bệnh ung thư đại tràng hoặc các khối u đại trực tràng.

- Ngoài ra có thể gặp đi ngoài ra máu loãng lờ lờ như máu cá kèm nhầy mũi trong bệnh lỵ cấp tính. Các biểu hiện khác thường là đau quặn bụng mót rặn, muốn đi ngoài liên tục, đi nhiều lần trong ngày. Thường có yếu tố dịch tễ là sau ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, có dịch bệnh do trực khuẩn lỵ gây bệnh.

- Đi ngoài phân đen, máu cục, phân có mùi khẳm thường gặp trong các trường hợp xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết dạ dày. Loại trừ các trường hợp đang uống các sản phẩm có chứa Sắt hoặc sau ăn tiết canh thì có thể đi ngoài phân đen.

2. Táo bón gây chảy máu

Khu vực hậu môn trực tràng là vùng rất nhạy cảm, nếu như tình trạng táo bón kéo dài phân rắn khó đi cũng làm tổn thương niêm mạc gây chảy máu. Vì thế để hạn chế tổn thương niêm mạc đại trực tràng và phòng tránh các bệnh liên quan mỗi người cần bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước để hạn chế táo bón, đi vệ sinh ngày một lần vào buổi sáng, vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện. Bài viết khác: viem dai trang la benh gi? Trường hợp bị đi ngoài có kèm theo máu cần đi khám và điều trị sớm, phòng tránh các biến chứng nặng xảy ra.

View more random threads: