Lăng Khải Định thuộc xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế là công trình cổ xưa có kiến trúc vô cùng độc đáo và đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Sánh cùng với các di sản văn hóa , đình đền nổi tiếng khác của Việt Nam , Lăng Khải Định đang dần khẳng định được hình ảnh và vị thế của mình góp phần đưa hình ảnh danh thắng Việt Nam ra quốc tế.

Cùng khám phá nét kiến trúc độc đáo của lăng Khải Định dưới đây các bạn nhé.

Vua Khải Định (1916-1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm, chuẩn bị cho sự “ra đi” của ông vua vào buổi mạt kỳ của chế độ phong kiến. Bước lên ngai vàng vào giữa tuổi 31, Khải Định say sưa với xây dựng cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là Ứng Lăng. Những công trình này làm hao tổn nhiều nhân lực, của cải của binh dân, song đó là những công trình có giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.

Vua Khải Định (1916-1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm, chuẩn bị cho sự “ra đi” của ông vua vào buổi mạt kỳ của chế độ phong kiến

Trị vì được một thời gian, vua Khải Định đã lo nghĩ việc tạo dựng sinh phần cho mình. Sau khi tham khảo nhiều tấu trình của các thầy Địa, Khải Định chọn triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) làm vị trí để xây cất lăng mộ.
Tọa lạc tại vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ – vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng – thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi: Ứng Lăng.
Lăng khởi công ngày 4-9-1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn tất. Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy với sự trưng tập nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng…
Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động nay của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.Vua Khải Định cử người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói ác đoa, sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh để kiến thiết công trình. So với các Lăng trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, Lăng Khải Định có diện tích nhỏ (117m x 48,5m) nhưng rất công phu và tốn nhiều thời gian. Nó là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á, Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại.


Lăng khởi công ngày 4-9-1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn tất.
Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tách, tác giả của ba bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất nước ta, được trang trí trên trần ba gian giữa cung Thiên Định.

Địa thế của Lăng Khải Định được tính toán rất kỹ lưỡng, vị trí các ngọn núi đồi, khe suối xung quanh lăng đều ứng với các yếu tố phong thủy địa lý, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Kiến trúc của Lăng Khải Định rất lạ, khác hắn kiến trúc lăng mộ của các vị vua triều Nguyễn trước đó.Tổng thể của Lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc. Núi đồi, khe suối của một vùng rộng lớn quanh Lăng được dùng làm các yếu tố phong thủy: tiền án, hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ, minh đường, thủy tụ, tạo cho lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ.


Địa thế của Lăng Khải Định được tính toán rất kỹ lưỡng, vị trí các ngọn núi đồi, khe suối xung quanh lăng đều ứng với các yếu tố phong thủy địa lý, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệCung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của Lăng.
Công trình này gồm 5 phần liền nhau: hai bên là Tả, Hữu Trực phòng dành lính hộ lăng, phía trước là điện Khải Thành – nơi để án thờ và chân dung vua Khải Định, chính giữa là Bửu án, pho tượng nhà vua và mộ phần ở phía dưới, trong cùng là khám thờ với bài vị của vị vua quá cố.Giá trị nghệ thuật cao của Lăng là phần trang trí nội thất cung Thiên Định.
Ba gian giữa trong cung đều trang trí phù điêu ghép bằng sánh sứ và thủy tinh màu. Đặc biệt chiếc Bửu tán trên pho tượng đồng, nặng 1 tấn với đường lượn mềm , thanh thoát khiến người xem có cảm giác làm bằng nhung lụa rất nhẹ nhàng. Bên dưới Bửu tán là pho tượng đồng Khải Định đúc tại Pháp năm 1922 theo yêu cầu của nhà vua.