Đảm bảo an toàn cho trẻ ở chung cư cao tầng

Chuyên gia tâm lý Hải Anh cho hay, trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi đang ở trong lứa tuổi thích đùa nghịch, hiếu động và khám phá thế giới xung quanh. Trong khi đó, trẻ chưa ý thức được việc mình làm cũng như sự nguy hiểm khi chơi ở ban công.

"Mặt khác, phụ huynh không phải không lo cho sự an toàn của trẻ mà chính họ đôi khi cũng lơ là hoặc bận công việc mà không giám sát trẻ thường xuyên nên có thể xảy ra sự việc đau lòng bất cứ lúc nào", chuyên gia chia sẻ thêm.

>> Xem ngay mặt bằng thiết kế căn hộ luxury apartment
>> Mở bán luxury apartment da nang vào ngày 23/4 giá chỉ 39tr/m2

Bên cạnh đó, một số phụ huynh dù biết là ban công thấp, có kẽ hở, trẻ hoàn toàn dễ bị rơi xuống song vẫn chủ quan, không lắp đặt thêm thiết bị để rào chắn hoặc mức rào chắn quá lỏng lẻo.
Ngoài ra, chưa quan tâm đến dạy cho trẻ từ 4-5 tuổi kỹ năng mềm khi ở nhà một mình.

Thiết kế ban công phù hợp

Hiện nay, nhà cao tầng mọc lên như nấm ở các thành phố lớn. Nhiều gia đình dễ dàng lựa chọn cho mình một căn hộ để "an cư lạc nghiệp".

Theo kiến trúc sư Trần Ngọc Long, người có thâm niên lâu năm trong việc tư vấn thiết kế xây dựng thì tiêu chuẩn của Việt Nam, lan can ban công nhà cao tầng tối thiểu phải cao 1,1m.

Một điều quan trọng khác là không được phép làm lan can theo thanh ngang tính từ mặt sàn lên đến đỉnh. Ban công phải được làm bằng các thanh dọc hoặc đặc để tránh trường hợp trẻ con trèo lên dễ dàng.

Bên cạnh đó, chiều cao cửa sổ trong mỗi căn hộ phải tối thiểu 1m tính từ mặt sàn lên bậu cửa sổ, chiều cao lớn hơn thì càng tốt. Căn hộ nào đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên thì được xem là an toàn với trẻ nhỏ.

Từ thiết kế ban đầu này, tùy theo nhu cầu sử dụng của từng hộ gia đình để cha mẹ cân nhắc xem có nên lắp lưới an toàn ở ban công và cửa sổ hay không. "Tôi khuyến khích các gia đình nên lắp các thiết bị bảo vệ để đảm bảo an toàn cho con em", kiến trúc sư Ngọc Long nhấn mạnh.
Giám sát trẻ mọi lúc mọi nơi

Trẻ nhỏ hiếu động, thường khám phá ra những khu vực mới mẻ nhưng lại đầy nguy hiểm để bày trò chơi. Sân thượng thường được các bé trai yêu thích để thả diều hoặc trốn tìm. Khu vực này thường không có rào chắn hoặc tường bao rất thấp vì vậy, nếu không để ý trẻ có thể xảy ra tai nạn.

Việc đi thang máy ở các khu chung cư là không tránh khỏi, tuy nhiên cần giám sát trẻ không được để cho trẻ tự ý vào thang máy vì trẻ có thể gặp các chấn thương như: kẹt tay, vấp ngã, hoa mắt chóng mặt, ám ảnh sợ không gian hẹp và nghiêm trọng hơn là những sự cố hỏng thang máy, rơi thang máy luôn có nguy cơ xảy ra tại bất cứ nơi đâu. Không ít trẻ đã bị lạc hoặc vô tình gặp nạn mà không thể có sự trợ giúp kịp thời từ người lớn.
Học kỹ năng sống cho trẻ ở nhà cao tầng

Theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương (Khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội), vụ việc bé 4 tuổi ngồi vắt vẻo ở ban công tầng 12 vừa qua đã thêm minh chứng rằng, rất nhiều ông bố bà mẹ mắc phải suy nghĩ “Điều xấu xảy ra với ai đó chứ chừa mình và những người nhà mình ra”. Đã có vô khối những trường hợp như vậy xảy ra nhưng các cha mẹ vẫn dửng dưng. Chính các cha mẹ cũng không quan tâm đến những nguyên tắc tối cao như:

- Tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tuổi ở một mình không có người lớn bên cạnh.
- Tuyệt đối không bế trẻ ra ban công đứng ngóng chơi. Việc cho trẻ đứng ở vị trí chênh vênh như vậy đã tạo cho trẻ cảm giác an toàn nếu như trèo lên lan can hoặc các vị trí nguy hiểm. Điều này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả mà chúng ta không thể lường trước được.

Tiến sĩ Hương cho rằng, ở độ tuổi lên 4, hoặc từ 0 – 4, chúng ta hoàn toàn không thể trông đợi gì vào các kĩ năng thoát hiểm của các bé. Đây không phải là độ tuổi thích hợp cho việc ở nhà một mình. Các cha mẹ phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ. Nếu trẻ ở một mình trong phòng, các cha mẹ phải đảm bảo được mọi nguyên tắc an toàn như: không có khoảng không nguy hiểm nào lớn hơn cơ thể của trẻ. Nghĩa là nếu nhà có ban công, các cha mẹ phải làm lưới bảo vệ để các bé không bị gặp nguy hiểm.

Các cha mẹ cũng phải đảm bảo là trong phòng các bé không có những sợi dây nào lòng thòng gây nguy hiểm cho các bé. Đã từng có trường hợp 1 cháu nhỏ ở Áo đã bị chết do cổ vướng vào dây treo rèm cửa.

Phụ huynh cũng phải đảm bảo là trong phòng khi các bé ở 1 mình trong đó sẽ không có các vật thể có thể gây va chạm mạnh dẫn đến chấn thương như bàn kính, tủ kính…. Ngoài ra, các ổ điện cũng phải được lắp các thiết bị bảo vệ để tránh trường hợp các cháu đút tay vào đó khám phá và các thiết bị điện nếu có cũng phải ở xa khả năng cầm với của trẻ.

Các căn hộ chung cư có rất nhiều khoảng không trống nguy hiểm, các cha mẹ nên lưu ý việc lắp các lưới bảo vệ như lưới chống ngã, lưới chống muỗi. Những tấm lưới này đảm bảo giữ được an toàn cho trẻ khi trẻ nghịch ngợm nhưng lại rất dễ cắt để có thể thoát ra ngoài qua lối ban công khi có hỏa hoạn.

"Điều tôi muốn nhắc nhở các bố mẹ là mọi hiểm nguy đều có thể đến với bất kể ai trong chúng ta. Đảm bảo nguyên tắc an toàn chính là cách tốt nhất để chăm sóc và bảo vệ con cái", tiến sĩ Vũ Thu Hương nhắn nhủ.