Cây Hồng Môn hay còn gọi Vỹ hoa đỏ, Buồm đỏ. Tên khoa học: Anthurium andreanum Họ thực vật: Araceae (Ráy). Nguồn gốc xuất xứ: Colombia.

Cây Hồng Môn có 3 loại chính: Đại Hồng Môn, Trung Hồng Môn, Tiểu Hồng Môn, trong đó Đại Hồng Môn là hoa màu đỏ được ưa chuộng nhất hiện nay.
Xem thêm: cây công trình, thiết kế cảnh quan
Đặc điểm hình thái Cây Hồng Môn

Thân, Tán, Lá: Cây mọc thành bụi, sống lâu năm, thân ngắn. Lá mọc tập trung trên mặt đất, lớn, dạng bầu dục thuôn nhọn đầu, gốc tim, cuống dài cong, rũ xuống. Lá mùa xanh bóng dài, nổi bật gân chân vịt màu xanh nhạt.

Hoa, Qủa, Hạt: Cụm hoa dạng mo nhỏ trên cuống chung dài, cong. Mo màu đỏ tươi, dạng bầu dục nhọn đầu, gốc tim nổi rõ gân xanh.Cụm hoa cong màu vàng nhạt, nạc. Quả mọng.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái Cây Hồng Môn

Tốc độ sinh trưởng: Nhanh. Phù hợp với: Cây chịu bóng bán phần thích hợp trồng cây nội thất. Nhân giống dễ dàng từ tách bụi. Nhu cầu nước trung bình, ưa khí hậu mát ẩm.
Trồng và chăm sóc Cây Hồng Môn

Hoa hồng môn là loại cây cảnh tương đối dễ trồng không đòi hỏi nhiều công chăm sóc lại rất dễ sinh trưởng và phát triển “trồng cây hoa hồng môn trước tiên ta phải chuẩn bị giá thể, giá thể bao gồm hai phần trấu hun và một phần đất phù sa, đổ chung và trộn đều (giá thể: 2 phần trấu hun + 1 phần đất phù sa). Sau khi giá thể trộn xong, ta bắt đầu chọn cây giống.

Loại thứ nhất ta có thể dùng là loai cây một thân, cắt phần ngọn, có kèm theo từ 1-2 rễ là được, sau đó ta cho giá thể vào chậu ấn chặt xung quanh, còn lại phần góc ta có thề trồng sang một chậu khác. Sau một thời gian phần góc mọc tiếp một chồi mới, khi chồi có từ 2-3 lá ta lại có thể tiếp tục cắt chồi, chồi cũng có kèm theo từ 1-2 rễ ta lại có thể tiếp tục trồng tiếp thành cây. Loại thứ 2 có thể chọn thành cây giống là cây đã có sẵn 2 chồi, ta có thể tách làm đôi như thế ta có được hai cây.

Sau khi trồng xong dùng nước tưới ẩm, tưới xong ta để cây ở chổ râm mát: 1 là chổ che 2 lớp lưới, 2 là có thể để dưới cây đã phát triển”. Sau 20 ngày ta có thể để ra nơi dưỡng cây. Mục đích của dưỡng cây là làm cho cây mau bén rễ nhằm đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường tạo điều kiện cho cây ra nhiều lá và hoa sau này.

– Sau khi đưa cây giống ra khu vực dưỡng cây từ 50-60 ngày thì ta có thể tưới nước phân. Nước phân bà con có thể dùng nước giải với nồng độ từ 1-2 phần 10 tuỳ theo độ to nhỏ của cây. Nồng độ tưới của phân tuỳ theo độ to nhỏ của cây , ta có thể tưới từ 1/10 – 3/10. Mỗi tuần tưới nước phân 1 lần , nước tưới từ 1-2 lần tuỳ theo trời nắng hay mưa. Ngoài nước giải, phân chuồng , có thề bón phân NPK tổng hợp hoặc là tổng hợp phân hữu cơ dạng viên chậm tan. Nếu dùng loại phân nầy thì 5-6 tháng bà con có thể bón phân 1 lần.

Cây hồng môn là cây ưa ánh sáng vừa phải vì thế ta cần phải làm giàn để giảm độ sáng. Yêu cầu của giàn là độ cao cách mặt đất từ 2-2,5 mét. Bà con có thể dùng cọc tre, gỗ hoặc cọc xi măng để làm cột, phía trên ta dùng lưới đen để phủ làm giảm bớt độ chiếu sáng.

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt cho nhiều lá và hoa bà con cũng chú ý nhiều vào việc dọn sạch cỏ để hạn chế sự cạnh tranh về chất dinh dưỡng của cây. Giữ ẩm cho cây cũng là công việc cần duy trì đều đặn nhằm giúp cây xanh tốt, lá cây được bóng mượt. Tuy nhiên tránh tưới sũng nước vì sẽ làm thối rễ cây.

Cây hồng môn là loại cây rất ít bị sâu bệnh vì thế bà con không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ duy nhất là bị bệnh virus xoắn lá. Bệnh nầy do một loài virus gây nên làm cho lá bị xoăn lại và không có khả năng cho ra hoa. Đối với những cây bị bệnh virus chúng ta cần phải loại bỏ vì thứ nhất là không ra hoa, thứ hai là dễ bị lây truyền vì thế đối với những cây nầy cần tuyệt đối loại bỏ.