Do nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng nhiều cho các lĩnh vực chế biến gỗ, sử dụng gỗ cho xây dựng, liên tục trong khoảng thời gian gần đây, gỗ tràm U Minh Hạ tỉnh Cà Mau tăng giá mạnh, hiện đang ở mức giá 150 triệu đồng/ha

Gỗ tràm có giá tăng mạnh làm cho hàng nghìn hộ dân trồng tràm phấn khởi, có nhiều hộ trồng gần chục hecta tràm từ 5 – 7 tuổi (đúng tuổi khai thác). Nhiều nông dân không chỉ thoát nghèo mà còn làm giàu nhờ bán tràm. Tag: Go tu nhien

Gỗ tràm có giá tăng mạnh là do tỉnh Cà Mau đã đầu tư nhà máy chế biến gổ xuất khẩu, trong khi tràm là một trong những loại cây được sử dụng làm nguyên liệu chính.

Nhà máy chế biến gỗ đã vận hành hơn một năm, gỗ tràm được chế biến đã được xuất thử nghiệm thành công ở một số nước trong ASEAN, bước đầu mở ra triển vọng về cơ hội cho loại cây tràm phát triển trong tương lai, rừng tràm trở thành rừng kinh tế thay vì rừng truyền thống. Tag: Go soi

Ông Dương Minh Khải, cán bộ nhà máy chế biến đồ gỗ xuất khẩu tỉnh Cà Mau cho biết, để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu, nhà máy đang phối hợp với người dân nơi đây tổ chức trồng tràm, nhà máy sẽ hỗ trợ vốn, đồng thời bao tiêu sản phẩm. Như vậy người dân trồng tràm không còn sợ bị ế ẩm như trước đây.

Nhiều người dân vùng rừng tràm U Minh Hạ phấn khởi cho biết bây giờ đã yên tâm tiếp nhận đất trồng tràm vì đã được nhà máy bao tiêu nên không còn gặp khó đầu ra.

Lâm phần U Minh Hạ tỉnh Cà Mau có tổng diện tích tới 70.000 ha; trong đó có 38.000 ha có cây rừng, chủ yếu là cây tràm. Rừng tràm thuộc hệ sinh thái ngọt, tập trung ở các huyện: Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh.

Việc Cà Mau đầu tư nhà máy chế biến gỗ tràm bông vàng xuất khẩu đã làm khôi phục lại giá trị kinh tế của cây tràm, khuyến khích người dân tích cực trồng tràm, đồng thời còn mở ra cho hàng nghìn hộ dân làm giàu vào nhờ trồng tràm.