Những năm gần đây ngành gỗ xuất khẩu tăng trưởng cao, nhiều hợp đồng xuất khẩu gỗ có giả trị rất lớn đã ký kết thành công, mang về nguồn ngoại tệ lớn cho nước nhà. Bệnh cạnh đó ngành trang trí đồ nội thất gỗ cũng được ưa chuộng hơn, những món đồ nội thất được làm từ gỗ teak(giả ty) rất được ưa chuộng của người tiêu dùng. Vậy gỗ teak có ưu điểm gì, có gì đẹp mà được nhiều người ưa thích như vậy?

Giả tỵ là loại cây đang được nhiều người nông dân chọn trồng để lấy gỗ. Gỗ teak – giả tỵ không chỉ có kết cấu tốt, vân lại đẹp, thớ to mịn mà còn không bị mối mọt tấn công do chứa nhiều dầu, thích hợp dùng cho các loại đồ nội thất và ngoại thất trong gia đình.

Hơn 80% gỗ teak – giả tỵ thường được sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ. Gỗ teak – giả tỵ là một trong những loại gỗ đang được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất hàng nội thất xuất khẩu tại Việt Nam. Vậy gỗ teak – giả tỵ thuộc nhóm nào? Câu trả lời nằm ở ngay bài viết dưới đây bạn nhé. Tag: Go tu nhien

Phân loại các nhóm gỗ tại Việt Nam

Để hiểu rõ hơn về gỗ teak – giả tỵ, Cửu Long Group sẽ điểm qua các nhóm gỗ chính có tại Việt Nam. Dựa vào tỷ trọng đo được của các cây gỗ khi ở độ ẩm thấp khoảng 15%, người ta đã thống kê và sắp xếp danh mục các nhóm gỗ ở Việt Nam thành 8 nhóm như sau:

+ Nhóm 1: Nhóm gỗ quý nổi tiếng thường hiếm thấy trên thị trường (cả trong nước và quốc tế), thường có vân gỗ đẹp, màu sắc óng ánh,độ tương phản cao, bền và có hương thơm đặc trưng như Cẩm Lai, Gụ, Trắc đen…
+ Nhóm 2: Nhóm gỗ nặng và cứng, bao gồm các loại gỗ có tỉ trọng lớn, có sức chịu lực cao như gỗ Lim, gỗ Sến, Táu…
+ Nhóm 3: Là nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn, nhưng sức bền rất cao, có độ dẻo dai lớn, sức chịu lực cũng cao tương tự như gỗ Sao đen, gỗ teak, gỗ Huỳnh…
+ Nhóm 4: Là nhóm gỗ có màu sắc tự nhiên, thớ mềm mịn, gỗ tương đối mềm, dễ gia công và chế biến như Kim giao, Dầu mít và Long não…
+ Nhóm 5: Là nhóm gỗ trung bình, có tỉ trọng gỗ trung bình, được dùng rộng rãi trong các công trình xây dựng, đóng đồ dùng gia đình như gỗ Phi lao, Sếu, Xà cừ…
+ Nhóm 6: Là nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng tương đối kém, dễ bị mối mọt, dễ gia công chế biến như gỗ Đước, Quế, Sấu…
+ Nhóm 7: Là nhóm gỗ nhẹ, khả năng chịu đựng kém, sức chống mối mọt thấp như gỗ Cao su, Trám đen, Sồi trắng…
+ Nhóm 8: Là nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng lực rất kém, dễ bị mối mọt tấn công như gỗ Cóc, Gạo, Đề… Tag: Go soi

Đặc điểm của gỗ giả tỵ
Gỗ giả tỵ là một loại gỗ quý, có kết cấu khá tốt, vân rất đẹp, thớ to nhưng mịn, không bị cong vênh, nứt tét, không bị mối mọt tấn công, không bị các loại nấm mộc phá hoại. Gỗ teak – giả tỵ có màu vàng sẫm, màu này khá sang trọng rất phù hợp cho sản xuất các loại bàn ghế, tủ, giường, sàn gỗ, cả hiện đại hay cổ điển đều rất đẹp. Ngoài ra, gỗ teak – giả tỵ còn rất dẻo, dễ uốn cong, khả năng chịu lực cao nên được dùng để sản xuất đồ gỗ rất nhiều. Bề mặt gỗ cũng rất dễ dàng được làm sạch.

Gỗ giả tỵ được đánh giả là loại gỗ quý, có kết cấu tốt, vân rất đẹp, thớ to nhưng mịn, không cong vênh, nứt tét, không bị mối mọt, không bị nấm mộc phá hoại do gỗ có chứa nhiều tinh dầu.

Bản chất tự nhiên của loại gỗ này đó là khả năng chịu đựng được thời tiết khó khăn và khắc nghiệt. Vì vậy, gỗ giả tỵ có khả năng chống chịu được sự thay đổi về thời tiết và môi trường.

Tất nhiên, chất lượng luôn đi kèm với giả trị. Gỗ teak – giả tỵ được sử dụng làm ra những sản phẩm có giả trị cao như: làm báng súng, đóng những chiếc du thuyền sang trọng, làm tà vẹt cho các tuyến đường ray xe lửa, các sản phẩm nội thất và ngoại thất cao cấp…