Chiếu sáng là yếu tố quan trọng để tạo nên một không gian bình yên. Bằng sự kết hợp hiệu quả nhiều loại ánh sáng và có kế hoạch bố trí ánh sáng sẽ tạo nên không gian chất lượng cao phù hợp với cuộc sống và sở thích.

So với căn phòng chỉ có ánh sáng của một bóng đèn trần ngay giữa gian phòng thì căn phòng được chiếu sáng bằng nhiều bóng đèn và thiết bị chiếu sáng lên bề mặt tường và bề mặt bàn sẽ tạo được cảm giác vui vẻ hoặc bình yên. Sự kết hợp một cách có hiệu quả của nhiều loại ánh sáng sẽ tạo nên không gian có chất lượng cao.

4 phương pháp tính toán và thiết kế chiếu sáng:

1) Phương pháp hệ số sử dụng Ksd

+ Đặc điểm của phương pháp: Dùng cho tính toán chiếu sáng chung, không chú ý đến hệ số phản xạ trần, tường. Thường được tính toán cho phân xưởng có diện tích >10m2.

+ Nội dung tính toán:

- Từ yêu cầu công nghệ ta tính toán và xác định được độ rọi nhỏ nhất, từ đó tính được quang thông của một đèn xác định công suất của 1 đèn.

( Khi tính toán cho phép quang thông lệch từ -10phần trăm tới 20phần trăm).

- Từ yêu cầu công nghệ, mục đích và không gian sử dụng chiếu sáng, tính chất yêu cầu công việc cần chính xác hay không ta xác định được độ rọi E cần thiết. Xác định các thông số:

Khoảng cách giữa các đèn L(m)

Chỉ số phòng

Tra bảng để tính hệ số sử dụng Ksd

Hệ số tính toán Z lấy theo kinh nghiệm Z=0.8 ÷1.4

→ Xác định quang thông F của 1 đèn theo công thức

+ Kết luận: Phương pháp hệ số sử dụng để tính toán thiết kế chiếu sáng chỉ thích hợp tính toán cho phân xưởng có diện tích > 10m2, không tính toán tới hệ số phản xạ trần, tường. Do đó chỉ dùng để tính toán chiếu sáng chung.

2)Phương pháp tính từng điểm

+ Đặc điểm của phương pháp:

- Phương pháp này để tính toán cho các phân xưởng có yêu cầu quan trọng.

- Coi đèn là 1 điểm sáng để áp dụng định luật bình phương khoảng cách.

- Theo phương pháp này ta phải phân biệt để tính toán độ rọi cho 3 trường hợp:

Độ rọi trên mặt phẳng ngang Eng

Độ rọi trên mặt phẳng đứng Eđ

Độ rọi trên mặt phẳng nghiêng Engh

- Độ rọi E được tính bằng tỷ lệ giữa quang thông F(lumen) và diện tích chiếu sáng S(m2) hay là tỷ lệ giữa Cường đọ chiếu sáng I (cadena) và bình phương khoảng cách R

Nếu điểm sáng xét trùng với trục quang ( tức là phương pháp tuyến của chúng trùng với trục quang) thì

Độ rọi : , I: Cường độ sáng của điểm sáng (cadena)

R: Khoảnh cách từ điểm sáng tới điểm ta xét

Nếu điểm sáng không trùng với trục quang

+ Nội dung tính toán như sau:

Giả sử xét độ rọi tại 1 điểm A nào đó có khoảng cách tới điểm sáng là r, phương trục quang hợp với phương pháp tuyến 1 góc α.

- Tính độ rọi A trên mặt phẳng ngang:

- Tính độ rọi A trên mặt phẳng đứng

-Tính độ rọi tại điểm A trên mặt phẳng nghiêng.

Vậy để tính độ rọi E ta phải biết , thường cho trong sổ tay với các loại đèn khác nhau và điều chỉnh với loại có quang thông là 1000lm.

+ Kết luận: Phương pháp từng điểm dùng để tính toán cho các phân xưởng có yêu cầu quan trọng về quang thông, độ rọi. Không xét tới hệ số phản xạ trần, tường.



THÔNG TIN LIÊN HỆ

Thiet ke chieu sang - Giai phap thong minh dien tu

Địa chỉ: 116 Đinh Tiên Hoàng, Phường 1, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Điện thoại: +84 8.3517.0256

Email: infos@vajra.com.vn