Cho con ăn dặm muộn mới là hành động của những bà mẹ thông thái là thông điệp mà cửa hàng ban si quan ao tre em muốn nhắn gửi tới các bà mẹ bỉm sữa

Bất cứ người mẹ nào khi mới lần đầu chăm con đều rất háo hức mong chờ đến ngày được cho bé nếm thử một loại thức ăn thứ hai ngoài sữa. Cảm giác mong chờ không chỉ ở việc được chứng kiến con trưởng thành, bước sang một giai đoạn mới mà còn ở việc nhiều chị em tin tưởng rằng trẻ ăn dặm sớm sẽ chắc dạ, no lâu, ngủ kỹ và tăng cân nhanh hơn. Chính vì những lý do đó, không ít bà ít mẹ nóng vội cho con ăn dặm từ khi bé mới chỉ 3, thậm chí 2 tháng tuổi.

Tuy nhiên hầu hết các chuyên gia y tế và các chuyên gia về trẻ em đồng ý rằng cách tốt nhất là chờ đợi đến khi bé được khoảng 4-6 tháng tuổi mới cho con tập ăm dặm. Có rất nhiều tổ chức (WHO, UNICEF) đã đưa ra đề nghị tất cả các trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn (không ngũ cốc, nước trái cây, sữa pha nước cháo hoặc bất kỳ loại thực phẩm khác) trong 6 tháng đầu đời.




Thật khó để thuyết phục một người rằng trẻ sơ sinh thực sự không cần bất cứ thức ăn gì ngoài sữa trong suốt 6 tháng đầu đời. Nhưng quả thật, cho con ăn dặm muộn, khi trẻ ít nhất phải trong giai đoạn 4-6 tháng tuổi mới là hành động của những bà mẹ thông thái.

Ăn dặm muộn giúp con phòng chống bệnh tật tốt hơn

Mặc dù trẻ vẫn còn bú sữa mẹ thì vẫn sẽ nhận được các kháng thể từ sữa mẹ. Tuy nhiên nếu ăn dặm quá sớm, thì khả năng miễn dịch đương nhiên sẽ phải giảm sút. Hiện nay, các nhà khoa học mới chỉ tính được 50 yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ, con số này có thể còn nhiều hơn mà vẫn chưa được biết đến.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những em bé được bú mẹ hoàn toàn trong hơn 4 tháng đầu đời có khả năng bị nhiễm trùng tai ít hơn 40% so với những trẻ bú sữa mẹ có chế độ ăn được bổ sung các loại thực phẩm khác.

Xác suất của bệnh hô hấp xảy ra bất cứ lúc nào trong thời thơ ấu cũng được giảm đáng kể nếu đứa trẻ được cho ăn sữa mẹ trong ít nhất 15 tuần và không ăn thêm bất cứ thực phẩm bổ sung nào khác trong thời gian này. Nhiều nghiên cứu khác cũng tìm thấy sự liên quan giữa việc trẻ chỉ ăn duy nhất sữa mẹ với sự tăng cường tốt trong sức khỏe.