Hiện nay tốc độ xây dựng ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang diễn ra rất nhanh. Nhưng điều mà mọi người đều quan tâm đến là cái gì làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của các công trình. Thấm dột là một trong những nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ của các công trình. Nó không chỉ xảy ra với những công trình đã và đang qua sử dụng mà nó còn xảy ra với những công trình mới xây xong mới đi vào sử dụng. Các trường hợp phổ biến như thấm trần, tường, nhà vệ sinh, bể nước, bể bơi, khe tiếp giáp giữa hai nhà, công trình ngầm, cầu cống, chong tham da nang gia re


Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thấm dột :
– Do chất lượng các công trình ( Sai sót trong thi công, vật liệu xây dựng kém chất lượng, không phù hợp).
– Do khí hậu thời tiết Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, độ ẩm cao, nóng lạnh thất thường đã tạo nên sự co ngót giữa các loại vật liệu.
– Do địa chất thay đổi như nền móng, địa tầng( lún tự nhiên, lún do các công trình liền kề khác thi công gây ảnh hưởng
– Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác gây nên.
Chống thấm thuận và chống thấm nghịch là gì?

Chống thấm thuận là chống thấm từ bên ngoài vào trong ( chống thấm tường ngoài), từ trên xuống dưới ( trần nhà).
Chống thấm nghịch hay chống thấm ngược la chống thấm ngược hướng với nguồn gây thấm.
Ta chỉ nên thi công chống thậm ngược khi mà chống thấm thuận không thể thực hiện được.
Có rất nhiều trường hợp chống thấm ngược như: nước thấm từ trong nhà ra ngoài tường, tường nhà tiếp giáp với tường nhà bên hay khi trời mưa tường ngoài trời bị thấm vào bề mặt tường bên trong, trần nhà ẩm do độ ẩm thấm từ sàn tầng trên xuống tạo thành những vết loang ố trên bề mặt tường gây nên mất sự thẩm mỹ của .
Để chống thấm ngược một cách hiệu quả thì ta cần phải tìm hiểu rõ kết cấu của bê tông, vệ sinh làm sạch bề mặt rồi mới tiến hành thi công chống thấm. Chống thấm ngược thường thì ta nên chống thấm bằng các loại sản phẩm có độ bám dính tốt với bề mặt bê tông và có khả năng thẩm thấu vào thân bê tông để đảm bảo lớp bê tông sẽ tạo được lớp màng tinh thể trong thân bê tông và có độ bám dính liên kết chặt chẽ để ngăn chặn sự thấm nước.
Để thi công chống thấm ngược ta có thể sử dung một trong các sản phẩm sau: sikatop seal 107. Masterseal 540
Quy trình thi công:
– Băm, đục sạch các lớp vữa, hồ, xi măng bám lên bề mặt bê tông bằng các loại dụng cụ cầm tay như búa băm, búa đục,… Bề mặt thi công cần phải kiểm tra, đục mở các đường nứt lớn xuyên sàn ( nếu có) theo rãnh rộng 1-2cm sâu 2cm, các hốc hổng, lỗ rỗ thì cần phải băm đục bỏ phần bám dính hờ, đục rông và sâu cho đến phần đặc chắc. Xung quanh miệng ống thoát nước xuyên sàn ta nên đục rộng từ 2-3 cm, sâu 3m để có thể tiếp nhận được nhiều chất chống thấm, lắp băng trương nở và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.
– Chuẩn bị dụng cụ thi công bằng bàn chà, cọ bản rộng, bay hoặc máy phun vữa, bề mặt bê tông phải có độ ẩm nhất định trước khi thi công ( bão hòa bề mặt nhưng không để được đọng nước)
– Thi công quét từ 2 – 3 lớp vuông góc nhau theo chiều từ dưới lên trên, lớp thứ 2 cách lớp thứ 1 từ 2 -4 tiếng tùy vào nhiệt độ ngoài trời cũng như là từng loại sản phẩm
– Độ dày trung bình la tư 2-6kg/ mét vuông (thi công tùy thuộc vào từng yêu cầu thực tế)
– Nên chia lượng vật liệu trộn thành từng thùng nhỏ để nhiều người thi công ứng dụng cùng lúc
– Các loại sản phẩm chống thấm hai thành phần thường là gốc xi măng nên yêu câu bảo dưỡng cao để đảm bảo cho vật liệu được ninh kết và tạo được sự kết dính tốt với bề mặt chống thấm, làm thành lớp màng đặc chắc.
– Khi hoàn thiện bề mặt cần phải bảo dưỡng ngay đề phòng khô quá nhanh bằng cách che phủ túi nilong, bao tải ướt hoặc phun nước liên tục.
– Chú ý: không trộn quá nhiều vật liệu để tránh việc thi công không được kịp, cần phải cán thêm một lớp vữa bảo vệ lên bê mặt và không được thi công dưới ánh mặt trời.