Tôi đã kể với nhiều người bạn về lý do lựa chọn du lịch hàn quốc giá rẻ của mình, đó là vì Tteokbokki. Giống như đa phần những bộc bạch kiểu: học tiếng Anh vì thích nhạc Âu Mỹ, vào Đại học vì thích ở trọ riêng… thì chuyện về đĩa bánh gạo cay và chuyến du lịch Hàn Quốc 6 ngày 5 đêm của tôi được xếp vào hàng…kỳ quặc.


Bánh gạo cay phiên bản Cung Đình

Bánh gạo Tteokbokki là thứ ẩm thực quá đặc trưng của “xứ kim chi”, dường như nó nổi tiếng bởi ai mà không thấy nó xuất hiện ít nhất một lần mỗi khi những bộ phim Hàn Quốc được công chiếu. Nhiều sử sách cho rằng món bánh gạo Tteokbokki có nguồn gốc từ cuối triều đại Triều Tiên, khoảng 1460, trong các cuốn hướng dẫn chữa bệnh thông qua thức ăn của thầy thuốc thời đó. Vì vậy món bánh gạo cay cũng từng được xem là một phần của ẩm thực hoàng gia. Phiên bản đầu tiên có màu nâu và nhạt hơn. Món này được gọi là gungjung tteokbokki – Tteokbokki Cung Đình. Đúng như cái tên của mình, Tteokbokki Cung Đình là một ví dụ của ẩm thực thượng lưu, được nấu gồm tteok (bánh gạo), thịt, rau củ cùng với các loại gia vị khác nhau. Sau khi gochujang được du nhập do ảnh hưởng của Nhật Bản vào triều đại Triều Tiên, tteokbokki dần trở nên đỏ và cay.


TTeokbokki cay nóng trở thành món ăn vặt thân quen nơi vỉa hè

Ngày nay, nó thường được bày bán tại quán ăn vặt vỉa hè (pojangmacha) và các quầy ăn vặt tự phát. Gần đây tteokbokki được được chuyển từ văn hóa ẩm thực được phố vào các chuỗi cửa hàng ẩm thực vì ngày càng có nhiều người Hàn Quốc yêu thích món ăn này, và cũng để phục vụ khách du lich han quoc gia re mua sắm làm quà sau chuyến đi. Tteokbokki bỗng nhiên là một cơ hội kinh doanh tiềm năng với nhiều thương hiệu và chuỗi nhà hàng ra đời từ năm 2009. Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc đã thành lập một viện nghiên cứu bánh gạo Tteokbokki để toàn cầu hóa món ăn này và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho quá trình sản xuất, bao gồm nghiên cứu về thị trường, phát triển các loại sốt, các loại bánh gạo và cách nấu để hợp khẩu vị với nhiều quốc gia…


Các quầy hàng vỉa hè đặc trưng của Hàn Quốc

Tteokbokki tuy khó phát âm nhưng đó lại là món ăn rất đơn giản, cơ bản chỉ là những cây bánh gạo trắng ngần đẫm trong rất nhiều xốt tương ớt đỏ rực. Bạn đừng ngần ngại, tôi cũng ăn cay không giỏi đâu, nhưng ớt của đất Hàn không cay xé lưỡi như ớt Việt, lại mang dư vị ngọt nhẹ dễ chịu trong vòm họng. Gặp người chủ quán nào khéo, chọn ớt nguồn gốc từ Sunchang (một huyện ở tỉnh Bắc Jeolla, nơi trồng được loại ớt chất lượng cao nhất ở xứ sở của loại gia vị đỏ rực), hấp bột gạo và làm thành chiếc bánh gạo có hình trụ dài gọi là garaetteok, sau đó, nhanh nhẹn cắt thành các miếng bằng ngón tay và nấu trong nước sốt cay ngọt; đảm bảo đĩa tteokbokki đó sẽ có dư vị “nhớ đời”. Nhiều quán, bạn cũng có thể gọi thêm thịt, rau hoặc ramyeon (mì) tùy thuộc vào khẩu vị và sở thích.


Bạn có thể mix bánh gạo với mì, nếu thích


Cùng với gimbap và odaeng (chả cá xiên), tteokbokki là một trong những món ăn vặt phổ biến nhất được bán tại các quán ăn ven đường. Giá khoảng 2.000 – 4.000 won một người (41.000 – 82.000 đồng).


Tin tôi đi, nếu bạn đã một lần xuýt xoa bên quán hàng ăn khuya dưới chân một con dốc nhỏ của Seoul, xiên từng miếng bánh nóng hổi cay nồng bằng chiếc tăm tre và thưởng thức vội vã, bạn sẽ chẳng những muốn đi du lich han quoc gia re mãi, mà thậm chí rất có thể còn phải “đóng đô” lại nơi này.