Trong ngành công nghệ một vài năm trở lại đây, Xiaomi có lẽ là một trong những cái tên "nóng" nhất. Chỉ trong vòng trên dưới năm năm, công ty này đã thực hiện thành công một bước nhảy vọt từ một dự án khởi nghiệp nhỏ bé thành một thương hiệu bắt đầu gây dựng được tiếng vang trên toàn cầu. Một số nhà phân tích và trang công nghệ lớn thậm chí còn ưu ái gọi Xiaomi bằng biệt danh "Apple Châu Á". Tại quốc gia tỷ dân Trung Quốc, Xiaomi còn được giới trẻ yêu thích hơn cả những thương hiệu kì cựu như Nike hay Adidas.

Hãng phân tích Flurry từng thực hiện một khảo sát dựa trên 23.000 người dùng smartphone tại Trung Quốc cho thấy người dùng Xiaomi có độ tuổi trẻ hơn độ tuổi trung bình của người dùng smartphone nói chung khá nhiều. Thống kê cho thấy những người thuộc tầm tuổi từ 18 tuổi đến 34 tuổi đặc biệt yêu thích thương hiệu này.

Vậy tại sao Xiaomi lại nhanh chóng đánh gục được giới trẻ của quốc gia tỷ dân này. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời!

1. Mức giá hợp lý

Ra mắt từ năm 2010, Xiaomi nhanh chóng đạt được những bước tiến dài trên sân chơi smartphone vốn đã có rất nhiều "cây đa, cây đề" bằng chiến lược lợi nhuận đặt đằng sau, thị phần mới là mục tiêu cao nhất. Quan điểm "hớt váng sữa" này của "Apple Châu Á" nhanh chóng đưa công ty lọt vào top các nhà sản xuất smartphone có thị phần tốt nhất trên thế giới, vượt qua cả những tên tuổi như Sony, HTC hay LG chỉ sau một thời gian ngắn. Theo đó, với những chiếc smartphone có cấu hình tương đương sản phẩm đến từ các thương hiệu lớn, Xiaomi chỉ chào giá với giá bằng 2/3, thậm chí bằng... một nửa.

Smartphone của Xiaomi trải đều ở mọi phân khúc giá cùng nhiều mẫu mã khác nhau, mang đến cho người dùng đa dạng các lựa chọn phù hợp với túi tiền, nhu cầu và sở thích. Với mức lãi suất trên mỗi máy bán ra chỉ trên dưới 3% (số liệu được Xiaomi công bố vào năm 2014) và chiến lược giành giật thị phần, Xiaomi nghiễm nhiên trở thành một nhà sản xuất vì người dùng.

Không dừng lại ở đây, sự dũng cảm... "phá giá" của hãng này cũng có những tác động đến thị trường smartphone nói chung. Cơn bão "giá rẻ đè hàng hiệu" mà Xiaomi tạo ra khiến các ông lớn khác buộc phải chăm chút hơn về chất lượng cũng như mức giá ở phân khúc smartphone tầm trung và giá thấp nếu không muốn bị đào thải. Có lẽ với chiến lược này, chỉ những hãng smartphone "100% cao cấp" như Apple mới không bị ảnh hưởng.

2. Chất lượng sản phẩm tốt

"Năm 2016 là một năm tuyệt vời cho những chiếc smartphone và chiếc Xiaomi Mi5 là minh chứng của rất nhiều xu hướng "tốt nhất". Tương tự Samsung Galaxy S7, Mi5 là sự kết hợp của thông số tốt nhất, hệ điều hành Andorid mới nhất trong một thân máy cao cấp, màn hình đẹp, cảm biến vân tay nhanh, viên pin lớn và chip LTE mới nhất. Tuy nhiên khác với những chiếc điện thoại cao cấp truyền thống, điện thoại mới của Xiaomi không có giá trên 600 USD, mà chỉ dừng lại ở con số 260 USD". Đây là những gì trang công nghệ nổi tiếng The Verge nói về chiếc Xiaomi Mi5 đến từ Xiaomi. Ngay từ thời điểm xuất hiện trên thị trường, những chiếc điện thoại đến từ Phương Đông này đã khiến báo giới Phương Tây phải dành ra nhiều mĩ từ khen ngợi. Rõ ràng, mức giá tốt chỉ là điều kiện cần để Xiaomi nhanh chóng được lòng người dùng, yếu tố đủ còn phải kể đến chất lượng sản phẩm tốt.

Không chỉ các dòng sản phẩm cao cấp, những chiếc điện thoại giá thấp của Xiaomi cũng rất được đầu tư về chất lượng. Hãy lấy dòng Xiaomi Redmi Note là một ví dụ. Mang trên mình màn hình kích thước 5,5 inch Full HD, chip xử lý tốt nhất đền từ MediaTek, pin dung lượng 4.100 mAh và cảm biến vân tay, có lẽ bạn cũng sẽ bất ngờ khi biết nó chỉ có giá dao động trong khoang 135 USD.

3. Sản phẩm đa dạng

Được biết đến nhiều nhất nhờ dòng sản phẩm các thiết bị di động, tuy nhiên Xiaomi còn có hàng trăm sản phẩm khác trong danh mục sản phẩm với khả năng giải quyết rất nhiều các nhu cầu hàng ngày của bạn. Tất cả tạo nên một khái niệm mà người ta gọi là "hệ sinh thái Xiaomi". Theo đó, từ giày, quạt, xe đạp thông minh cho tới nồi cơm điện, bộ phát Wi-Fi hay thậm chí là... robot hút bụi, tất cả các sản phẩm của Xiaomi đều kiên định với phương châm mang đến mức giá vượt trội trong khi cam kết chất lượng tương đương với các sản phẩm khác.

Rõ ràng, Xiaomi không chỉ muốn nằm trong túi quần của bạn, tham vọng của Apple Châu Á là muốn "tràn ngập" trong căn nhà của bạn. Startup giá trị nhất thế giới này mang đến những giá trị vượt ra khỏi chiếc smartphone trong túi quần người dùng.

Như vậy có thể tạm kết luận rằng thành công của Xiaomi đến từ chiến lược đa dạng hóa trải nghiệm người dùng, len lỏi vào từng trải nghiệm của cuộc sống. Các sản phẩm luôn được bán ra với một tầm giá hợp lý trong khi cam kết chất lượng tốt nhất. Thị trường công nghệ luôn thay đổi chóng mặt, vẫn còn quá sớm để đánh giá về những thành công của Xiaomi trong tương lai. Tuy nhiên, đến thời điểm này, rõ ràng "Apple Châu Á" đang khiến cả những ông lớn Phương Tây e dè.

Những sản phẩm nội địa luôn luôn là những sản phẩm hot nhất trên thị trường Trung Quốc, họ luôn luôn chọn những sản phẩm nội địa để thúc đẩy kinh tế họ phát triển thật tốt, sản phẩm Xiaomi thì nó nổi tiếng ra cả thế giới chứ không riêng gì tại Trung Quốc, những sản phẩm phụ kiện đi kèm của nó cũng rất được nhiều tiêu dùng quan tâm và Miband là 1 trong những sản phẩm nổi tiếng nhất của Xiaomi vào thời điểm hiện tại. Còn ốp lưng điện thoại thì hầu như bất kỳ sản phẩm nào của Xiaomi ra mắt thì ở thị trường nội địa điều có ốp lưng ra mắt cùng thời điểm, nhưng phụ kiện ốp lưng điện thoại được người tiêu dùng yêu thích nhất là lại ốp lưng iPhone, sao đây là những dòng ốp lưng điện thoại đang được người tiêu dùng nội địa Trung Quốc và Thế giới lựa chọn nhiều nhất: ốp lưng iphone 5/5s/5se, ốp lưng iphone 6/ 6s, ốp lưng iphone 6 plus/ 6s plus .....