Bộ đếm được lập trình tương tự như bộ định thì, nhưng thêm vào mạch nhận tín hiệu đếm sự kiện
Lập trình sử dụng bộ đếm

Trong lập trình PLC có sẵn lệnh để kích hoạt bộ đếm. Về cách thức hoạt động, bộ đếm được lập trình tương tự như bộ định thì, nhưng thêm vào mạch nhận tín hiệu đếm sự kiện. Hầu hết bộ đếm trên PCL Mitsubishi là bộ đếm xuống hoặc đếm lên tùy vào điều khiển chiều đếm. Bộ đếm C0 được khởi động lại (reset) khi công tắc X002 đóng. Bộ đếm đếm xung từ ngõ vào X003. Trạng thái của bộ đếm C0 là 1 sau khi nhận được 8 xung từ ngõ vào X003, khi đó công tắc bộ đếm C0 đóng làm ngõ ra Y00 đóng. Nếu công tắc X002 đóng trong trạng khi đang đếm thì bộ đếm sẽ bị khởi động lại.


Hình 2.25 Lập trình cơ bản bộ đếm
Trường hợp mất nguồn cung cấp điện, ta thường phải dùng bộ đếm có khả năng nhớ (được nuôi bằng pin) nhắm tránh trường hợp mất dữ liệu quan trọng.

Các mạch ứng dụng của bộ đếm trình bày trong các hình 2.26 và 2.27. Trong hình 2.26 cờ M100 và M101 được kích bởi cùng ngõ X000, và cờ M001 được kích sau M100. Do đó, tác dụng M101 là làm cho M100 = 1 chỉ trong một chu kỳ quét hiện hành mà thôi khi X000 . Tín hiệu M100 được dùng làm tín hiệu đếm cho C0. như vậy, mỗi lần công tắc X0 đóng; bộ đệm sẽ tăng 1.

Bộ đếm C0 được đặt giá trị 5, và khi đếm đủ số xung M100 thì sẽ tác động các công tắc kết hợp với bộ đếm này. Trong hình 2.27, có hai công tắc kết hợp với C0: một công tắc C0 đặt ở mạch điều khiển Y0 và mạch song song với nó gồm công tắc Y0 và công tắc thường đóng M100 có tác dụng duy trì ngõ ra Y0 khi bộ đếm C0 bị khởi động lại và ngõ ra Y0 = 1 cho đến khi lại có một xung M100 do công tắc X0 đóng, và một công tắc thứ hai mắc song song với công tắc X1 trong mạch khởi động lại bộ đếm C0.

X1 hoạt động như một công tắc khởi động lại cho bộ đếm và X1 hoạt động như là một công tắc cho phép việc kích ngõ ra Y0.

Ứng dụng bộ đếm tạo mạch định thì Long –time

Mạch trong hình 3.27 đếm số lần time –out (đạt đến thời gian định thì là 3276.7 giây) của bộ định thì T0. Bộ đếm C0 được đặt giá trị 3, và như vậy sẽ đếm 3 lần của 3276.7 giây tức 9830.1 giây = 2.73 giờ. Cờ M56 reset bộ định thì T0 sau khi mỗi lần time-out. Ngõ ra Y0 được dùng để reset bộ định T0 với điều kiện . Một quá trình định thì mới sẽ được thực hiện khi X1 là OFF và được bật ON trở lại.

LD X000

ANI M101

OUT M100

LD X000

OUT M101

LD C0

OR X1

RST C0 K5

LD Y000

ANI M100

OR C0

ANI X002

OUT Y000


Hình 2.26: Mạch ứng dụng bộ đếm.


Hình 2.27: Dùng bộ đếm tạo mạch định thì Long-time
Hoạt động mạch đếm sau khi mất nguồn.

Trong các ứng dụng thực tế ta cần bộ đếm có khả năng lưu lại trong bộ nhớ các thông tin đếm được khi mất nguồn cấp điện cho PLC Mitsubishi để việc điều khiển có thể hoạt động tiếp tục theo đúng trình tự mong muốn khi được cấp điện trở lại. Cách giải quyết là đúng theo bộ đếm và bộ định thì có nguồn pin nuôi (nếu có) gọi là bộ đếm chốt. Để xác định bộ đếm nào là bộ đếm chốt ta xem trong bảng chỉ tiêu kỹ thuất của từng loại PLC sử dụng tương ứng.

Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm PLC Mitsubishi và các hãng khác. Nếu quí khách có như cầu vui lòng liên hệ qua tông đài 1900.6040 để biết thêm chị tiết và được giải đáp tốt nhất.