Dàn giáo nêm sau khi được nhúng kẽm nóng sẽ được đóng theo kiện rất dễ kiểm đếm và bốc xếp vận chuyển.
Đầu tiên người ta xử lý bề mặt giàn giáo trước khi sơn:
- Làm sạch dầu mỡ công nghiệp do việc gia công cơ khí.
- Đánh sạch rỉ sét để sơn dễ bám trên bề mặt giàn giáo.
- Việc xử ly bề mặt giàn giáo như thế cũng là tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dình giữa lớp màng sơn và giàn giáo xây dựng.
- Có thể sử dụng phương pháp nhúng giàn giáo vào các bề mặt hóa chất.

Sấy khô bề mặt giàn giáo:
Sau khi được xử lý hóa chất để làm sạch bề mặt thì giàn giáo phải được làm khô trước khi sơn, lò sấy khô giàn giáo có chức năng sấy khô hơi nước để nhanh chóng đưa vào sơn. Giàn giáo được treo trên xe gòng và đẩy vào lò.Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas.
Sơn giàn giáo bằng máy phun sơn tĩnh điện:
Dàn giáo sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun và thu hồi sơn.
Do đặc tính của sơn tĩnh điện bột là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà buồng phun sơn còn đóng một vai trò quan trọng là thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện.
Hoàn tất sản phẩm:
Sau khi phun sơn, giàn giáo được đưa vào lò sấy. Nhiệt độ sấy: 1800C – 2000C trong 10 phút. Sau khi hoàn tất dàn giáo có bề mặt bóng đẹp, nước sơn đều, tăng khả năng chống oxy hóa. Ngoài ra các sản phẩm: giằng chéo dàn giáo, cột chống, cây chống, mâm giàn giáo và các thiết bị xây dựng khác..... khi sơn tĩnh điện cũng được xử lý theo quy trình trên.
Để ra được một sản phẩm tốt cần qua nhiều công đoạn, điều đó cũng đảm bảo an toàn cho người lao động và tài sản của các nhà đầu tư. Công ty Gia Phan là một trong những công ty hàng đầu về tư vấn và cung cấp giàn giáo uy tín trên thị trường. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ để được tư vấn tốt nhất cho công trình của bạn.