Bạn nên chọn lựa sản phẩm phù hợp với mục đích và túi tiền. Tuy nhiên, bạn không nên ham rẻ mua các mặt hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường.
Trước khi mua may phat dien, nên đếm trước các thiết bị sử dụng điện để có thể chọn mua thiết bị phát điện có công suất lớn hơn nhằm tránh tình trạng quá tải, gây chập điện, cháy các vật dụng nối với máy phát điện.

Nếu chỉ sử dụng với mục đích thắp sáng, quạt hoặc tivi thì bạn chỉ cần mua loại công suất vừa và nhỏ. Còn nếu muốn sử dụng thêm các thiết bị ngốn điện như điều hoà thì nên chọn loại công suất lớn hơn .
Bạn nên chọn lựa sản phẩm phù hợp với mục đích và túi tiền. Tuy nhiên, bạn không nên ham rẻ mua các mặt hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường. Công suất, thời gian bảo hành, độ ồn và giá tiền là các tiêu chí quan trọng nhất bạn nên cân nhắc khi chọn sản phẩm.

*Tiếp theo là cách lựa chon cụ thể máy phát điện:
Để chọn chính xác máy phát điện theo lý thuyết thì phải qua nhiều bước như tính toán công suất biểu kiến, dòng điện danh nghĩa, hệ số tiêu dùng… Vì vậy tôi chỉ tư vấn cách chọn máy phát điện đơn giản theo công suất thực và kinh nghiệm.
Trước khi chọn máy phát điện chúng ta cần tính toán tất cả công suất thực (kW) sau đó qui đổi ra công suất biểu kiến (kVA) tương ứng các hệ số công suất với các thiết bị tải như sau:

Loại tải
+,Hệ số công suất cos φ
-Mô tơ, máy lạnh, tủ lạnh, chiller:
0.8
-Đèn huỳnh quang, máy tính:
0.4
-Điện trở hoặc đèn dây tóc:
1.0
Chọn máy phát điện mới 100%:
Chọn máy phát điện mới với hệ số an toàn khoản 1.1, nghĩa là chọn công suất máy phát điện bằng cách nhân công suất tải với hệ số an toàn.

Ví dụ: công suất tải tính toán được là: 150KVA
Công suất máy phát điện cần trang bị là: 150KVA x 1.1 = 165KVA
Chọn máy phát điện đã qua sử dụng:
Tùy theo tình trạng mỗi máy phát điện đã qua sử dụng mà ta có hệ số an toàn từ 1.1 – 1.25
Ví dụ: công suất tải tính toán được là: 150KVA
Công suất máy phát điện đã qua sử dụng cần trang bị là: 150KVA – 187.5KVA tùy tình trạng máy tốt hay xấu