Mướp đắng (khổ qua) là một loại quả quen thuộc được dùng để chế biến món ăn trong gia đình. Mướp đắng cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng và vitamin. Không những thế, đây còn là một vị thuốc có tác dụng chữa nhiều căn bệnh. Theo Đông y, mướp đắng có bị đắng, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như trị mụn nhọt, trị các bệnh ngoài da, các bệnh về gan, thận, chống ung thư, có biểu hiện bệnh tiểu đường type 2. Ngoài ra, mướp đắng còn được tận dụng nhiều trong các công thức làm đẹp cho phái nữ. Dân gian từ lâu cũng đã biết tận dụng loại quả này để làm thuốc trấn ban cho phụ nữ thời kỳ sinh nở, dùng dây mướp đắng sắc uống để phòng trừ bệnh uốn ván cho phụ nữ sau khi sinh hoặc sẩy thai.

Các nghiên cứu y học hiện đại chứng minh mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Bên cạnh đó, loại quả này có có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2, có vai trò giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường.

Để chữa bệnh tiểu đường, người bệnh có thể thường xuyên bổ sung mướp đắng vào thực đơn ăn uống với việc chế biến các món ăn từ loại quả này như nấu canh, xào, hầm, mướp đắng nhồi thịt,… Không chỉ quả mà các bộ phận khác của cây như dây, lá, đọt mướp đắng cũng dùng để chữa bệnh. Với các bộ phận này của cây (dây, rễ, lá, quả), các bạn đem rửa sạch, phơi khô rồi sắc uống. Ưu điểm của phương pháp này trong chữa bệnh tiểu đường là có thể áp dụng lâu dài mà không kỵ với thuốc tây nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng.
Trong quá trình sử dụng bài thuốc từ cây mướp đắng trị bệnh tiểu đường, người bệnh cũng cần thường xuyên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra. Đặc biệt, các trường hợp bệnh ở mức đọ nặng thì cần được chữa tị bằng thuốc tây và kết hợp hỗ trợ điều trị bằng thuốc nam theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo đảm an toàn. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý tuân thủ và thực hiện việc phòng bệnh theo lời khuyên của bác sĩ.