Trĩ là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh trĩ được xếp hàng đầu trong số các bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn. Vì là một căn bệnh thuộc vùng kín nên bệnh nhân thường rất e ngại, không chịu đi khám và kết quả là bệnh sẽ phát triển nặng.
Đau rát hậu môn

Đây là biểu hiện đầu tiên và thường gặp nhất đối với những người bị bệnh trĩ. Khi đại tiện, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát vùng hậu môn, đặc biệt là khi táo bón hoặc bị tiêu chảy. Trong và sau quá trình đi tiêu, cơn đau sẽ kéo dài khoảng vài giờ đồng hồ. Nếu bệnh phát triển ở mức độ nặng hơn thì cơn đau thường kéo dài âm ỉ.

http://dakhoaaua.vn/phau-thuat-sa-bu...tien-1617.html
Đại tiện ra máu

Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh nhân bị bệnh trĩ. Lúc đầu chỉ là chảy máu khi bị táo bón, máu chảy ít và kín đáo, chỉ chảy nhỏ giọt vừa phải hoặc trong phân sẽ dính một ít máu. Đến khi bệnh tình tiến triển nặng hơn, khi đi cầu dù có bị táo bón hay không thì vẫn sẽ chảy máu.
Tùy vào mức độ của bệnh trĩ mà tình trạng đi tiêu ra máu với số lượng và tần suất ít hay nhiều sẽ khác nhau. Thậm chí là khi vận động mạnh, ngồi xổm thì cũng có thể chảy máu. Đây là biểu hiện của trĩ nội độ 3 hoặc độ 4.
Sa búi trĩ

Khi bị trĩ độ 2 thì búi trĩ sẽ sa xuống và tự động đi vào bên trong, nhưng khi bị trĩ độ 3 thì búi trĩ sẽ không tự co lên được mà phải sử dụng tay để nhét vào. Ở trĩ độ 4 thì bạn hoàn toàn không thể tự nhét búi trĩ vào bên trong được. Với tình trạng sa búi trĩ thì phương pháp duy nhất để giải quyết tình trạng này là phẫu thuật cắt trĩ để chấm dứt tình trạng trĩ.
Ngoài các biểu hiện thường gặp của bệnh trĩ thì còn xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa hậu môn, dịch tiết vùng hậu môn. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của bệnh lý mà có những biểu hiện khác nhau. Có trường hợp chỉ xuất hiện từ 1 – 2 triệu chứng như không bị chảy máu, nhưng khi đi đại tiện lại cảm thấy bị đau rát và sa búi trĩ.
Nguyên nhân của bệnh trĩ

Táo bón
Việc rặn nhiều khi đi ngoài sẽ gây áp lực trong lòng ống hậu môn. Nếu tình trạng táo bón kéo dài lâu ngày thì sẽ làm xuất hiện các búi trĩ, các búi trĩ này sẽ to dần lên và khi đạt cực đại thì nó sẽ bị sa ra ngoài.
Hội chứng lỵ

Những người mắc chứng kiết bị lỵ sẽ đại tiện nhiều lần trong ngày, và mỗi lần đại tiện sẽ phải rặn nhiều lần. Vì nguyên nhân này mà sẽ làm tăng áp lực trong vùng ổ bụng.

Tăng áp lực ổ bụng

Các bệnh nhân mắc các hội chứng mãn tính như viêm phế quản, dãn phế quản, ho nhiều, những người thường xuyên phải khuân vác nặng, phụ nữ chuyển dạ,… sẽ làm tăng áp lực trong vùng ổ bụng, đây sẽ nguyên nhân dễ dẫn đến bệnh trĩ.
Tư thế đứng
Theo như các nghiên cứu cho thấy, áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H2O ở tư thế nằm và nó sẽ tăng lên thành 75cm H2O khi ở tư thế đứng. Do đó, tỷ lệ người bị bệnh trĩ thường gặp ở những người đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại sẽ tăng lên cao.
Các bệnh như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, phụ nữ mang thai nhiều tháng,… khi to có thể chèn ép và làm cản trở đường về của tĩnh mạch hồi lưu, do đó sẽ làm tăng các đám rối trĩ căng phồng lên và tạo thành trĩ.
Trĩ là một căn bệnh không chừa một ai, khi có các yếu tố nguy cơ thì trĩ sẽ dễ dàng phát triển và thậm chí là có biến chứng. Do đó, bạn cần phải thường xuyên lắng nghe cơ thể của mình để sớm nhận biết được ngay khi bệnh còn nhẹ và chữa trị kịp thời.
nếu như còn câu hỏi nào về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: (08) 38 77 99 66

phòng khám đa khoa Âu Á để được hỗ trợ tư vấn cũng như thăm khám tốt nhất.
- Địa chỉ: 425 Nguyễn Văn Luông - P 12 - Quận 6 - Tp.HCM ( cách vòng xoay Phú Lâm tầm 100m)
- Website : catmimat.edu.vn

View more random threads: