Trầm cảm dễ xảy ra ở hầu hết phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau tuổi 35, 40. Vậy bị trầm cảm phải làm gì? Hay nên làm sao để chữa hết trầm cảm? Dưới đây là 7 kinh nghiệm giúp phụ nữ thoát khỏi trầm cảm hiệu quả nhất.
1. San sẻ trách nhiệm với người khác
Trách nhiệm chăm sóc gia đình của người phụ nữ thường khá nặng nề, đặc biệt ở tuổi 35, 40 có thể tăng lên gấp đôi khi họ vừa phải chăm sóc cho con cái, vừa có thể chăm sóc luôn cho những người thân cao tuổi. Vì thế, san sẻ trách nhiệm với những người khác để có được sự hỗ trợ là rất quan trọng. Hãy bắt đầu bằng việc đó với chồng và con cái, khéo léo để họ biết tự chăm sóc tốt cho chính mình để bạn không bị căng thẳng và bực bội khi cảm thấy mình phải người làm tất cả.

2. Tập thể dục


Để cải thiện sức khỏe thể chất và tâm trạng, các chuyên gia sức khỏe khuyên phụ nữ nên dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Chỉ cần 5 phút tập luyện, não bộ đã tiết ra các chất như serotonin, dopamine khiến tinh thần thoải mái và vui vẻ hơn. Dù có thể bạn chưa tập được nhiều trong thời gian đầu, chỉ cần đi bộ 1 vòng cũng có thể khiến tâm trạng tốt hơn.

3. Chuẩn bị tinh thần với những cú sốc báo trước
Căng thẳng có thể làm cho các triệu chứng trầm cảm tồi tệ hơn. Một số các yếu tố gây căng thẳng đặc biệt đối với phụ nữ là: áp lực công việc, gia đình, sức khỏe giảm sút, con cái ra ở riêng, chăm sóc cho cha mẹ lớn tuổi, kinh tế khó khăn, thay đổi hôn nhân hay sự ra đi của người thân. Vì thế, đứng trước những biến cố lớn trong cuộc đời, phụ nữ cần được chuẩn bị tâm lý vững vàng và có cách kiểm soát để hạn chế tối đa khả năng phải đối mặt với chứng trầm cảm.

5. Thương mình hơn


Cho phép mình có thời gian rỗi để nghỉ ngơi và thư giãn, dành nhiều thời gian hơn với những người khác. Tham gia các hoạt động có thể làm cho bạn cảm thấy tốt hơn như đi xem phim, đọc sách, trò chuyện với bạn bè, mua sắm hoặc tham gia vào các câu lạc bộ, hội đoàn, từ thiện xã hội khác.

4. Đừng kỳ vọng quá cao
Phụ nữ thường có xu hướng kỳ vọng rất cao về công việc hay về ai đó. Trong khí đó, chìa khóa để giải tỏa căng thẳng chính là phải thiết lập những mong muốn dựa trên những gì có thể thực hiện được và buông bỏ tham vọng “mọi thứ phải thật hoàn hảo”. Hãy thử phá vỡ các nhiệm vụ lớn thành những cái nhỏ, thiết lập ưu tiên và làm những gì bạn có thể làm trước.

6. Bổ sung dinh dưỡng tốt cho não


Nên chọn những loại thức ăn giúp tăng cường dưỡng chất cho cơ thể nói chung và não bộ nói riêng. Những thực phẩm như trái việt quất, cherry, bơ, bí đỏ, cam, quýt, chanh, bưởi, các loại rau có màu xanh đậm… giúp tạo chất dẫn truyền thần kinh làm giảm sự mệt mỏi trí óc và giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ.

7. Kiểm soát tốt triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh
Phụ nữ từ tuổi tiền mãn kinh, thường là 35, 40 trở đi, hầu hết đều bị chứng bốc hỏa, khó ngủ, thay đổi tâm trạng, đau nhức xương, giảm trí nhớ. Các triệu chứng này càng nặng thì nguy cơ bị trầm cảm càng cao. Do đó, phụ nữ trong độ tuổi này, nhất là những người có triệu chứng tiền mãn kinh rầm rộ nên tầm soát trầm cảm từ sớm.

Trầm cảm có thể do nhiều nguyên nhân, cũng như có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau có thể dẫn đến trầm cảm. Với phụ nữ từ độ tuổi 35, 40, chính sự xáo trộn, sụt giảm của bộ 3 nội tiết tố nữ gồm estrogen, progesterone và testosterone là một nguyên nhân lớn. Sự xáo trộn này là do hệ trục Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng ở chị em bị suy giảm hoạt động, vốn thường bắt đầu từ tuổi tiền mãn kinh.

Vì vậy, xu thế mới của y học hiện nay là sử dụng các thảo dược, dưỡng chất từ thiên nhiên giúp cơ thể tự sản sinh và cân chỉnh bộ 3 nội tiết tố nữ từ gốc. Đây chính là cách quan trọng giúp phụ nữ ổn định sức khỏe, tâm trạng, trong đó có phòng ngừa và kiểm soát tình trạng trầm cảm hiệu quả.