Hiện nay, người dân sống quanh các bãi rác, bãi xử lý rác đang phải hứng chịu ô nhiễm từ nước rỉ rác, nhất là vào mùa mưa, nước rỉ rác thải có thế chảy tràn ra đường, ngấm xuống tầng nước ngầm hay chảy xuống các dòng sông ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của người dân. Với nguyên nhân từ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh, lượng rác thải ra môi trường ngày càng nhiều, tình trạng ô nhiễm nguồn nước có xu hướng ngày càng tăng cao.


Trong khi rác thải được mang đi chôn nhưng chưa có quy trình xử lý, nhiều công ty nhà máy xử lý rác chưa xây dựng các công đoạn xử lý rác hiệu quả, nguy cơ ô nhiễm từ nước rỉ rác thải vào mùa mưa ngày càng tăng cao.
Nước thải dệt nhuộm là sự tổng hợp nước thải phát sinh từ tất cả các công đoạn hồ sợi, nấu tẩy, tẩy trắng, làm bóng sợi, nhuộm in và hoàn tất. Theo phân tích của các chuyên gia, trung bình, một nhà máy dệt nhuộm sử dụng một lượng nước đáng kể, trong đó, lượng nước được sử dụng trong các công đoạn sản xuất chiếm 72,3%, chủ yếu là trong công đoạn nhuộm và hoàn tất sản phẩm. Xét hai yếu tố là lượng nước thải và thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải, ngành dệt nhuộm được đánh giá là ô nhiễm nhất trong số các ngành công nghiệp.
Các DN sợi, dệt nhuộm, may mặc Trung Quốc, Hàn Quốc... đang dồn dập đầu tư vào Việt Nam để đón đầu Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), mối lo sợ ô nhiễm ngày càng tăng cao.
Các yếu tố được cân nhắc khi lựa chọn phương án xử lý thích hợp cho nước thải dệt nhuộm là: hiệu quả xử lý, hiệu quả kinh tế, tính chất và lưu lượng nước thải, thành phần.
Hiện nay, nước thải dệt nhuộm thường được xử lý bằng cách kết hợp các quá trình xử lý sinh học và xử lý bằng hóa chất xử lý nước tạo keo tụ tạo bông. Quá trình xử lý sinh học được bố trí trước quá trình xử lý hóa học sẽ giảm bớt chi phí.

View more random threads: