Hoang mang khi muốn đi xét nghiệm bệnh nhưng lại hoàn toàn không biết bệnh giang mai cần xét nghiệm gì? Bài viết dưới đây sẽ là cầu nối để giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và những thủ tục cần thiết cho việc xét nghiệm.






Lời khuyên bác sĩ



Bệnh giang mai có gây vô sinh không? – Xin hãy giúp tôi!








Thực tế, bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do nhiễm xoắn khuẩn giang mai gây ra. Giang mai là bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, nó gây ra tổn thương tới tất cả các cơ quan trong cơ thể từ da, niêm mặc, mắt đến nội tạng như gan, tim mạch, thần kinh…


Vì vậy cần nhanh chóng giải quyết “nỗi lo” bệnh giang mai cần xét nghiệm gì?
Ngay khi bạn cảm thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng và các vùng khác như xuất hiện nốt nhỏ, hình bầu dục hoặc hình tròn, nhẵn, không đau, không ngứa…thì bạn cần phải đến các cơ sở y tế uy tín tiến hành làm xét nghiệm tìm xoắn khuẩn giang mai. Việc xét nghiệm là bước quan trọng để chẩn đoán chính xác bệnh. Vậy bệnh giang mai cần xét nghiệm gì?


Cách xét nghiệm bệnh giang mai là quá trình làm các test RPR ( Rapid Plasma Reagin) hay VDRL và TPHA ( Treponema Pallidum Haemagglutination Assay). Trong đó, TPHA là test đặc hiệu còn RPR thì ngược lại. Các thủ tục xét nghiệm bệnh giang mai cần phụ thuộc vào yếu tố giai đoạn cũng như đối tượng mắc bệnh.

Một trong những xét nghiệm bắt buộc để phát hiện bệnh giang mai

Giai đoạn đầu:
Lúc này biểu hiện của bệnh giang mai chưa rõ ràng cho nên việc tiến hành làm các xét nghiêm bệnh giang mai vô cùng phức tạp để tránh thu được kết quả không chính xác vì rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như sùi mào gà, bệnh lậu, mụn rộp sinh dục….


Vì vậy thông thường ở giai đoạn này các bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh bằng phương pháp soi trên kính hiển vi để tìm xoắn khuẩn giang mai. Mẫu phẩm được lấy từ những vết loét trên cơ thể bạn. Việc kiểm tra bằng kính hiển vi ở giai đoạn này là cách chẩn đoán bệnh khá chính xác.



Giai đoạn giữa:
Ở giai đoạn này bệnh đã có những biểu hiện rõ ràng vì vậy việc chẩn đoán bệnh sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Các bác sĩ sẽ tiến hành làm phương pháp thử kháng thể bằng các xét nghiệm RPR hoặc VDRL. Nếu kết quả xét nghiệm bệnh giang mai cho âm tính nghĩa là không mắc bệnh và ngược lại.



Giai đoạn cuối:
Lúc này xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập vào hệ thống thần kinh cho nên các bác sĩ sẽ phải tiến hành làm các xét nghiêm RPR dịch não tủy để tìm ra xoắn khuẩn.



Với phụ nữ mang thai nhiễm giang mai: Tiến hành làm xét nghiệm RPR nước ối.
Với trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm giang mai: Có thể làm xét nghiệm RPR để kiểm tra xem có bị lây giang mai từ người mẹ sang không.