I. Đầu tiên, bạn cần xác định rõ : Lý do bạn muốn học tiếng trung là gì?

Như các bạn đã biết thì hiện nay dân số Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 dân số thế giới và Trung Quốc là cường quốc top 3 trên thế giới và như vậy không thể phủ nhận Trung Quốc đang ảnh hưởng tới thế giới quá nhiều. Hiện nay số người nói tiếng Trung trên thế giới là nhiều nhất. Theo “Niên giám Anh quốc” đã thống kê thì số người nói tiếng Anh ở trên thế giới có khoảng 310 triệu người. Số người biết nói tiếng Anh có khoảng 300 triệu người. Tổng cộng có khoảng 600 triệu người. Còn số người biết nói tiếng Hán là bao nhiêu? Hiện nay dân số Trung Quốc đại lục là 1.390 triệu người. Cộng thêm dân số Đài Loan, người Hoa và số người biết tiếng Trung Quốc ở trên thế giới (trong đó có Việt Nam) thì số người nói tiếng Trung Quốc và biết nói tiếng Trung Quốc có khoảng trên 1.400 triệu người, tức là gấp hơn hai lần số người nói và biết nói tiếng Anh. Điều đó chứng tỏ khoảng ¼ dân số trên thế giới nói hoặc biết nói tiếng Trung Quốc. Sự thật đó cho thấy, tiếng Trung Quốc chiếm một vị trí quan trọng trên trường quốc tế, đồng thời nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền văn hóa và kinh tế trên toàn thế giới.



Xem thêm:

- Trung tâm tiếng trung

- Trung tâm tiếng trung tại hà nội

Trung Quốc cổ đại được coi là “chiếc nôi của trí thức”. Người Ả Rập cho rằng: “Tri thức ở mãi tận bên Trung Quốc, hãy đến đó mà tìm”. Thảo nào mà ngày nay trên thế giới đang dấy lên “Cơn sốt” học tiếng Trung Quốc. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy, có 3 nguyên nhân dẫn đến cơn sốt đó: Một là do sự hấp dẫn của tiếng Hán tượng hình. Hai là do Trung Quốc đã và đang ngày càng mở rộng việc buôn bán, hợp tác với nước ngoài. Và cuối cùng do Trung Quốc có một di sản văn hóa vô cùng phong phú. Hiện nay có khoảng 5 triệu người châu Á học tiếng Trung Quốc, trong đó có người Việt Nam. Ở Mỹ có trên năm chục trường học dạy tiếng Trung Quốc; từ năm 1994 môn tiếng Hán là môn ngoại ngữ thứ hai để thi vào đại học ở Mỹ. Tại châu Âu, rất nhiều trường đại học coi Hán ngữ là ngoại ngữ số 1. Ở Trung Quốc, chỉ trong 45 năm trở lại đây đã đào tạo được hơn 6 vạn lưu học sinh về Hán ngữ và văn hóa Trung Quốc cho hơn 150 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có chuyên gia dự đoán: “Thế kỷ 21, tiếng Hán mà ngày nay khoảng một phần tư dân số thế giới đang sử dụng sẽ trở thành thứ ngôn ngữ lưu hành thông dụng nhất trên toàn thế giới”.

Sau khi xác định được lý do bạn muốn học tiếng Trung rồi thì tới





II. Học tiếng trung -cần học những gì?

(1) Các yếu tố tạo nên ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chữ Hán

(2) Kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết

(3) Kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ: Là kỹ năng dùng tiếng Trung giao tiếp. Khi chúng ta nói hoặc viết thường chú ý đến hai điều: tính chính xác và tính hiệu quả. Tính chính xác yêu cầu phát âm, dùng từ đặt câu phải chính xác. Tính hiệu quả yêu cầu khi giao tiếp phải nói (hoặc viết) những lời phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng, mục đích giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.

(4) Những tri thức văn hóa liên quan:Học tiếng Trung không thể không có những hiểu biết nhất định về nền văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là văn hóa giao tiếp.

III. Bắt đầu học tiếng trung

A. Xác định trình tự trong quá trình học tập của mình:

1.Phát âm chuẩn: hỗ trợ việc nghe tốt, nói tự tin sau này

2.Học bổ thủ: nắm được kết cấu viết từ, nhớ từ tốt hơn và hỗ trợ cho việc phân biệt từ vựng, đoán cách phát âm, nghĩa.

3.Học hán việt: chuyển đổi từ tiếng việt qua tiếng trung và ngược lại, giúp tăng vốn từ nhanh hơn dựa vào vốn từ sẵn có trong tiếng việt.

4.Học cách viết: để luyện tập viết chữ cho đúng, cho nhanh (viết là cách để nhớ từ khá hiệu quả)

5.Học hệ thống ngữ pháp cơ bản: Dùng để luyện tập các câu nói cơ bản, hiểu về ngữ pháp tiếng trung, không nên đi sâu, học nhiều mà nên chú trọng khẩu ngữ.

B. Kiếm một cuốn giáo trình tiếng trung cơ bản và hãy học chắc nó. Nếu có điều kiện thì mua một cuốn giáo trình tốt + từ điển để hỗ trợ học tập (với người tự học, có thể dùng giáo trình 310)

C. Cách đọc một cuốn sách: Bạn có thể đọc kỹ, nhưng thông thường do mình chưa biết gì về một cuốn sách mới, cho nên mình sẽ đọc lướt cho có, để xem sách viết gì (tầm vài ngày hoặc một tuần), sau đó bắt đầu vào đọc kỹ, đọc và ghi chép, ghi chú, cái nào chưa hiểu, khó hiểu thì chép ra, lên google tìm hiểu, hỏi bạn bè. Đọc sách phải kiên trì, mỗi ngày đặt mục tiêu cho mình học 1, 2 bài tùy thời gian và năng lực. Duy trì cho đến lúc đọc xong cuốn đó. Trước khi đọc bài mới thì cần 15 phút đọc lại bài cũ, xem lại các ghi chú, đặc biệt là ôn tập từ vựng, đọc lại hội thoại. Sau khi đọc xong cuốn sách, có thể đọc lại theo chủ điểm, như đọc về ngữ pháp, hội thoại… nói chung là học chuyên tâm.

D. Chia nhỏ ra để trị: định cho mình trong một ngày phải học được một cái gì đó, ví dụ: 10 từ vựng, 2 mẫu câu, tập viết một bài, đọc một hội thoại, dịch một đoạn văn, nghe và hát theo một bản nhạc yêu thích, xem một tập phim,….cái gì cũng phải xây dựng dần dần, chỉ cần các bạn duy trì tốt việc học này thì không khó học tập.