Dịch vụ chuyển nhà trọn gói - Quận Thanh Xuân - TP. Hà Nội
Dịch vụ chuyển nhà trọn gói - Quận Thanh Xuân - TP. Hà Nội
Dịch vụ chuyển nhà trọn gói Quận Thanh Xuân Ngày 22/11/1996 quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định 74/NĐ-CP của Chính phủ, 11 đơn vị hành chính trực

Dịch vụ chuyển nhà trọn gói Quận Thanh Xuân
Ngày 22/11/1996 quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định 74/NĐ-CP của Chính phủ, 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam, Thượng Đình, Hạ Đình, Khương Đình, Nhân Chính, Phương Liệt, Khương Trung, Khương Mai, Kim Giang.
Suốt quá trình dài trong lịch sử Thăng Long - Hà Nội, các làng xã ngoại thành Hà Nội mà nay là Thanh Xuân luôn có những mối quan hệ gần gũi về mặt kinh tế - văn hoá - xã hội với Kinh đô Thăng Long - Hà Nội cũng như các Trấn Sơn Nam, Sơn Tây.
Thanh Xuân có các con đường lớn, án ngữ các cửa ô ra vào Hà Nội như Quốc lộ 1A (đường Giải Phóng), Quốc lộ 6 (đường Nguyễn Trãi)…; ngoài ra còn có hệ thống các đường giao thông mới được đầu tư, tạo ra sự thuận tiện trong giao thông không chỉ trong quận mà còn cả với các quận huyện bạn và các tỉnh thành khác xa hơn.
Do cận kề Thăng Long - Hà Nội nên vùng đất Thanh Xuân có những đặc điểm về địa lý hành chính, kinh tế xã hội cũng như thành phần dân cư có sự khác biệt so với các vùng địa phương khác.
Tuy là vùng nông thôn nhưng không thể gọi là khu vực thuần nông vì còn có các làng nghề, nghề phụ xen kẽ kinh tế nông nghiệp. Nông dân chiếm đa số song các thành phần khác cũng đa dạng không kém. Ngoài những người nông dân còn có thợ thủ công, tiểu thương, tầng lớp trí thức, quan lại, công nhân lao động…
Dưới thời kỳ phong kiến và thuộc Pháp, số lao động ở vùng ngoại thành vào trung tâm làm việc rất nhiều. Số thì làm việc trong các công xưởng, sở Hoả xa, số khác làm thư ký, thư lại, người thì làm quan chức, người làm viên chức, làm công ăn lương trong các công sở nhà nước …tập trung chủ yếu ở các làng vùng Kẻ Mọc thuộc quận Thanh Xuân. Họ đi lại, sinh sống làm ăn buôn bán tạo ra một cơ cấu dân cư tổng hợp mà cho đến nay vẫn duy trì.
Số người đi làm ăn xa cũng nhiều, số khác đến làm tại địa phương cũng không ít, trong số này lượng trí thức mới khá nổi trội đã tạo nên cơ cấu dân đa dạng cho quận Thanh Xuân, mảnh đất giàu truyền thống văn hoá, giúp cho người Thanh Xuân có những nét nổi trội mang tính năng động, nhạy bén cao.
Diện mạo di sản văn hoá truyền thống Di sản văn hoá vật thể.
Khái niệm di sản văn hoá (DSVH) theo Luật DSVH gồm nhiều nội dung. Trong phạm vi bài viết này đề cập chủ yếu vào những thành tố tiêu biểu nhất, đó là các công trình kiến trúc phục vụ sinh hoạt hành chính, tín ngưỡng của các làng xã xưa được gọi chung là di tích lịch sử văn hoá - cách mạng kháng chiến.
Cho đến nay, các làng còn lưu giữ được hệ thống các đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ… là những thành tố cơ bản, mang nét đặc trưng về phương diện DSVH vật thể của văn hoá làng xã truyền thống.
- Về đình: Các làng cổ của quận Thanh Xuân dù to hay nhỏ, có hoặc không có điều kiện kinh tế đều có một ngôi đình của làng - biểu hiện cho sự hiện diện lâu đời của dân làng, sự ổn định lâu đời và bền vững.
Làng Phương Liệt có đình Phương Liệt, phường Phương Liệt.
Làng Khương Trung có đình Khương Trung, phường Khương Trung.
Làng Khương Hạ có đình Khương Hạ (còn gọi đình Gừng), phường Khương Đình.
Làng Làng Mọc Thượng Đình có đình Thượng, Mọc Hạ Đình có đình Hạ (còn gọi là đình Vòng) đều thuộc phường Hạ Đình.
Làng Giáp Nhất có đình Giáp Nhất, làng Quan Nhân có đình Quan Nhân, đình Hội Xuân; duy nhất có làng Cự Lộc và Chính Kinh cùng dựng chung ngôi đình Cự Chính (còn gọi đình Con Cóc) đều thuộc phường Nhân Chính.
Các ngôi đình làng trên đều có qui mô khá bề thế, có giá trị lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật.
- Về chùa: Nói chung các làng của quận Thanh Xuân đều có chùa để thờ Phật. Một số ngôi chùa được các quan lại người địa phương và triều đình phong kiến… qua nhiều đời bỏ tiền công đức, tu bổ, gửi hậu vào chùa.
Các ngôi chùa ở quận Thanh Xuân có thể kể đến là:
Làng Phương Liệt có chùa Phương Liệt (Linh Quang Tự).
Làng Khương Trung có chùa Khương Trung (Khương Trung Tự).
Làng Khương Hạ có chùa Khương Hạ (Phụng Lộc Tự).
Làng Làng Mọc Thượng Đình có chùa Tam Huyền (Sùng Phúc Tự), Mọc Hạ Đình có chùa Thiên Phúc (Thiên Phúc Tự).
Làng Giáp Nhất có chùa Giáp Nhất (Phúc Lâm Tự), làng Quan Nhân có chùa Quan Nhân (Sùng Phúc Tự), làng Cự Lộc và Chính Kinh có chùa Cự Chính (Bồ Đề Tự).
- Đền, Miếu, Phủ, nghè: Ở các làng ngoài đình, chùa còn có những ngôi đền, miếu, phủ, nghè… tuỳ theo cách gọi của từng làng. Làng Khương Đình có Đền Cà, Làng Hạ Đình có Nghè đình Vòng; Làng Quan Nhân có Miếu Hai Cô và Phủ Dực Đức với nhiều truyền thuyết còn lưu hành trong dân gian, chúng tôi chưa có điều kiện và tư liệu để kiểm chứng thực tế.
- Nhà thờ họ và mộ các danh nhân: Nhiều làng còn có hệ thống nhà thờ họ, tiêu biểu nhất phải kể tới các làng như Khương Đình, Hạ Đình, Cự Lộc và Chính Kinh… Ngoài các nhà thờ họ của làng ta còn thấy hiện tượng cụ Tổ các dòng họ, người có công… được phối thờ tại các gian bên của đình làng cho thấy đây cũng là một cách nhằm đề cao, tôn sùng những dòng họ khai hoang lập ấp đầu tiên ở khu vực này(!?). Lại thấy có những dòng họ và danh nhân được lưu dấu ấn như Lăng mộ Từ Vinh (còn gọi là Am Hoàng Long) ở Mọc Thượng Đình, nhà thờ dòng họ Nguyễn Thái Bảo ở Cự Lộc, mộ Trạng nguyên Lưu Danh Công ở làng Phương Liệt, Mộ danh nhân Đặng Trần Côn ở làng Mọc Hạ Đình, nhà lưu niệm và mộ nhà văn Vũ Trọng Phụng ở làng Giáp Nhất, Nhân Chính.
- Khu di tích Gò Đống Thây: Nơi ghi dấu tích chiến thắng chống quân Minh xâm lược (thế kỷ XV).
- Văn chỉ: Hầu hết các làng đều có Văn chỉ thờ Khổng Tử, các bậc tiên hiền, là nơi vinh danh những người con học hành đỗ đạt làm vinh hiển cho làng xóm, quê hương. Song do nhiều nguyên nhân đến nay cả quận còn duy nhất 01 Văn chỉ của làng Quan Nhân (phường Nhân Chính). Các làng Giáp Nhất, Cự Lộc, Chính Kinh và Thượng Đình đã khảo sát được cho thấy đến trước 1945 vẫn có Văn chỉ của làng nhưng nay đã không còn, còn một số làng khác chưa có điều kiện khảo sát.
Gắn với hệ thống các di tích nêu trên là hệ thống các di vật, hiện vật còn lưu lại trong đó như hệ thống bia ký, chuông khánh, sắc phong, thần tích- thần phả, gia phả, hệ thống tượng thờ và các đồ thờ tự khác… kèm theo đó là cả một hệ thống di sản văn tự Hán Nôm còn được bảo lưu, là những tư liệu quí, có giá trị lịch sử, văn hoá và nghiên cứu khoa học cao.
- Các nghề thủ công: Về cơ bản Thanh Xuân là vùng đất ven Thăng Long xưa do vậy đã có nhiều nghề thủ công truyền thống nảy sinh và phát triển với lực lượng lao động dồi dào. Tuy nhiên do nhiều điều kiện lịch sử khác nhau đến nay còn thấy làng nghề muối dưa cà Khương Hạ với câu ca đi vào dân gian:
“Tháng Giêng đi lĩnh mứt đường
Tháng Hai buôn mía tháng Ba buôn chè
Tháng Tư thì đi buôn dưa
Tháng Năm buôn mận cho vừa lòng em”
Hay:
“Ai về Khương Hạ đình Gừng
Dưa chua cà muối xin đừng quên nhau”…
Thanh Xuân luôn tự hào là mảnh đất văn hiến cận kề Thăng Long, có bề dày truyền thống lịch sử - văn hoá - cách mạng, có nhiều loại hình di sản văn hoá truyền thống đặc sắc tạo ra nét đặc trưng của văn hoá vùng ven Thăng Long mang nhiều dấu ấn hội tụ văn hoá, có bước phát triển dài và nhanh trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Những truyền thống, đặc trưng này cũng đặt ra cho quận nhiều thách thức trên con đường xây dựng và phát triển quận toàn diện, ổn định, vững chắc