Không phải doanh nghiệp nào cũng có tiền bỏ ra để mua xe phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Đối với những doanh nghiệp đi thuê đi mượn xe để hoạt động kinh doanh thì chi phí xăng dầu sẽ được xử lý như thế nào là hợp lý? Tính sao với chi phí xăng dầu của xe thuê mượn trong DN

Chi phí xăng dầu trong doanh nghiệp tưởng chừng như một vấn đề nhỏ nhưng đối với những doanh nghiệp có nhiều hoạt động đi lại thì đó là một chi phí chiếm khá lớn. Tuy nhiên xe của doanh nghiệp thì chi phí xăng dầu sẽ được tính khác. Vậy chi phí xăng dầu của xe thuê mượn trong doanh nghiệp thì kế toán thực tế xử lý ra sao? Kế toán thực tế cần chuẩn bị những bộ chứng từ gì?
Căn cứ theo điều 4 của Thông tư 96/2015/TT- BTC. Điều 4 sửa đổi và bổ sung điều 6 của Thông tư 78/2017/TT- BTC (đã sửa đổi và bổ sung tại khoản 2, điều 6 của Thông tư 119/2014/TT- BTC và điều 1 của Thông tư số 151/2014/TT-BTC). Điều 6 các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trừ những khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 của điều này,
Như vậy, không phân biệt giữa việc doanh nghiệp sở hữu xe hay đi thuê, đi mượn xe mà chỉ cần chi phí xăng xe thoả mãn những điều kiện nêu trên thì đều được đưa vào chi phí xăng dầu hợp lý của DN.
****Cách hạch toán chi phí xăng dầu
- Khi sử dụng ô tô con, phát sinh chi phí xăng dầu các bạn cho vào tài khoản CP QLDN nhé. ( 642)
- Khấu hao của xe cho vào 642
- Tất cảc các phí đăng kiểm, chạy thử, thay thế phụ tùng thì bạn tập hợp vào và cho vào nguyên giá TSP/s: Ô tô con không có chi phí chạy thử
- Thuế cho vào tài khoản 133- Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý doanh nghiệp như: xăng, dầu, mỡ để chạy xe, vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ chung của doanh nghiệp,..., ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu được khấu trừ)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có các TK 111, 112, 242, 331,..