Bệnh teo não ở trẻ em Việt Nam đang tăng cao, cùng với đó ngành y tế cũng cảnh báo nguy cơ mắc trẻ cao bị mắc bệnh teo não do vi-rút từ muỗi vằn Aedes chuyền sang.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam vẫn chữa phát hiện ra trường hợp bệnh nhân nào bị nhiễm vi-rút Zika nhưng loại muỗi Aedes đc cho là vật trung gian truyền bệnh teo não sang trẻ. Muỗi Aedes cũng đc biết đến là loài mang mầm bệnh sốt xuất huyết.

Vi-rút Zika đã lan truyền bệnh ở những nước nào?

Vi-rút Zika được xác định có xuất phát từ các vùng nhiệt đới nơi có một lượng lớn quần thể muỗi cư trú, đc biết chúng lưu hành ở Châu Phi, Châu Mỹ, Đông Nam Á,...

Vi-rút Zika được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1947, nhưng trong suốt những năm này về sâu chỉ có số ít trường hợp đc phát hiện nhiễm vi-rút. Vào năm 2007, dịch bệnh bắt đầu bùng phát, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận là ở Thái Bình Dương. Từ 2013 trở đi, các ca nhiễm vi-rút Zika đc báo cáo về từ Tây Thái Bình Dương, Châu Mỹ và Châu Phi. Từ đó, môi trường sinh sống của loại vi-rút này đc nhân rộng ra toàn cầu.

Đến 2015, dịch bệnh bùng phát tại Brazil và chỉ trong 3 tháng quốc gia này ghi nhận có tới 3.900 ca trẻ em mắc bệnh teo não có liên quan đến vi-rút Zika từ loại muỗi này. Trung Quốc và Việt Nam cũng phát hiện một số ca mắc bệnh.



Vi-rút Zika lây truyền như thế nào?

Những người bị muỗi Aedes mang mầm bệnh đốt có thể bị lây nhiễm vi-rút Zika, đây cũng là loại muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết và bệnh sốt vàng.

Muỗi Aedes sống và sinh sản ra sao?

Muỗi Aedes truyền bệnh là muỗi cái. Loài muỗi này đốt ngắt quãng và thích đốt nhiều người. Khi hút máu no, muỗi Aedes nghỉ ngơi khoảng 3 ngày trước khi chúng đẻ trứng. Trứng của loài muỗi này có thể tồn tại đến hơn một năm mà ko cần đến nước. Khi tiếp xúc với nước thì trứng phát triển thành ấu trùng và trưởng thành. Muỗi bị nhiễm từ những người mang mầm bệnh.

Trên thực tế, có 2 loại muỗi Aedes có khả năng truyền nhiễm vi-rút Zika sang người. Trong hầu hết các ca lây bệnh, Zika lây lan từ muôi Aedes aegypti (gọi là muỗi vằn). Muỗi vằn ko sống đc ở nơi khí hậu lạnh. Loại muỗi còn lại có tên là Aedes albopictus, loài này cũng có thể truyền vi-rút nhưng đc kết luận là ít hơn. Loài muỗi này có thể tồn tại ở nơi mát.

Các triệu chứng của người bệnh khi nhiễm vi-rút Zika

Vi-rút Zika gây bệnh nhẹ; các triệu chứng khi bị nhiễm sẽ xuất hiện sau một vài ngày. Người bệnh khi nhiễm vi-rút Zika bị sốt nhẹ và bị phát ban. Nhiều trường hợp đc xác định có thể bị thêm viêm kết mạc, đau các cơ và khớp, người luôn trong trạng thái mệt mỏi. Các triệu chứng này có thể tồn tại trong vòng 2 đến 7 ngày rồi giảm dần.

Phụ nữ mang thai có nên lo lắng về vi-rút Zika ko?

Các cơ quan y tế hiện tại vẫn đang điều tra về mỗi liên quan giữa vi-rút Zikia ở phụ nữ mang thai và chứng teo não ở trẻ em. Cho đến khi chúng ta có thể hiểu rõ hơn về mối liên quan này thì phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai cần lưu ý và hạn chế tối đa đừng để bị muỗi đốt.

Trường hợp bạn đang mang thai và nghi ngờ nhiễm vi-rút Zika hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để đc theo dõi và chẩn đoán bệnh cho chính xác.

Teo não hay dị tật đầu nhỏ ở trẻ là gì?

Dị tật đầu nhỏ là hiện tượng rất hiếm khi gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này được phỏng đoán là do sự phát triển không bình thường của trẻ từ khi còn trong bụng mẹ hoặc giai đoạn sơ sinh của trẻ. Những trẻ sơ sinh, trẻ em được phát hiện với chứng dị tật đầu nhỏ sẽ gặp khó khăn với sự phát triển của não bộ khi chúng lớn.

Dị tật đầu nhỏ có thể là ảnh hưởng của những yếu tố, tác động từ môi trường hoặc di truyền như chứng Downs; do sử dụng ma túy, rượu bia hoặc các chất độc khác trong tử cung trong quá trình mang thai.

Cách phòng tránh vi-rút Zika

Bạn có thể phòng tránh vi-rút Zika bằng các loại thuốc giảm đau và hạ sốt thông thường, nghỉ ngơi và nên uống nhiều nước. Khi phát hiện các triệu chứng trở nên xấu đi, hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay. Và đây là bệnh chưa có thuốc đặc trị.

Cách phòng tránh tốt nhất với căn bệnh này là tránh tuyệt đối để muỗi đốt. Ngăn ngừa muỗi đốt cũng sẽ phòng chống đc các bệnh như sốt xuất huyết, chikungunya và bệnh sốt vàng.

Bạn có thể sử dụng thuốc chống côn trùng; mặc quần áo kín và sáng màu; sử dụng lưới ngăn muỗi và màn. Ngoài ra, khu vực sống cũng cần đảm bảo vệ sinh, tránh để tình trạng ứ đọng nước làm nơi cư trú của muỗi, con trùng.

Tham khảo thêm về chứng bệnh teo não và dị tật đầu nhỏ ở trẻ em: điều trị bệnh teo não