Giáo viên bị viêm họng phải làm sao ?
Em chào bác sĩ, em là giáo viên trung học đến nay cũng được khoảng 4 năm rồi. Hàng ngày em đều phải nói khoảng 5 – 6 tiếng để giảng dạy cho học sinh nên cổ họng em thường xuyên trong tình trạng bị đau. Thậm chí có tháng em bị viêm họng tới 3 -4 lần. Cũng không ít lần em đã sử dụng thuốc kháng sinh nhưng không khỏi hẳn. Đợt bệnh vừa rồi bị khá nặng, nên em đã quyết định đi khám thì phát hiện ra mình có nguy cơ bị nặng hơn. Bây giờ em đang rất lo lắng rằng bị như vậy thì em có tiếp tục được nghề này nữa không ? Như em là giáo viên bị viêm họng phải làm sao ? Rất mong có thể nhận được sự tư vấn từ bác sĩ.

(Hương Lan- 26 tuổi)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM :

Giải đáp:

Bạn thân mến!

Chúng tôi rất thấu hiểu cho bạn khi phải thường xuyên nói nhiều khiến giáo viên có nguy cơ cao bị viêm họng cao, đặc biệt là những trường không có hỗ trợ dụng cụ như loa và mic. Việc ngày qua ngày phải nói liên tục khiến cho cổ họng của bạn bị rơi vào tình trạng cổ họng bị tổn thương.

Giáo viên bị viêm họng cần phải làm gì ?


Giáo viên bị viêm họng phải làm sao ?

Để khắc phụ triệu chứng bệnh này, bạn có thể tham khảo một vài bài thuốc chữa dân gian dưới đây :

  • Lấy nửa củ gừng tươi giã nát đem vào ly nước ngâm khoảng 10 phút, uống khi nước còn ấm. Một ngày sử dụng từ 2 – 3 lần để làm dịu và giảm đau họng.
  • Cắt đôi 3 – 4 quả tắc xanh, đem bỏ hạt rồi chưng với mật ong, chia thành dùng đều 3 lần trong một ngày, cả nước và cái.
  • Lấy 1 nắm rau diếp cá rồi giã nát, đem nấu với 1 chén nước vo gạo, để lửa nhỏ liu riu trong khoảng 20 phút, chắt lấy 2 lần nước để uống trong ngày.
  • Lá xương sông rửa sạch đem thái nhỏ rồi hấp cách thủy với mật ong trong 10 phút.

Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp trên, để ngăn ngừa hạn chế viêm họng xảy ra nhiều hơn, bạn cần phải lưu ý thực hiện tốt những hành động sau :

  • Giữ gìn ấm cho phần ngực và cổ khi trời bị lạnh.
  • Thường xuyên súc miệng bằng các loại nước muối ấm và rửa mũi bằng nước muối loãng để có thể làm sạch khoang mũi, ngăn chặn các siêu vi xâm nhập vào trong cổ họng.
  • Uống ít nhất 2 lít nước cho mỗi ngày.
  • Ăn nhiều các loại rau tươi, trái cây để được bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng các sức đề kháng cho cơ thể.
  • Sử dụng các công cụ trợ giảng như loa để không cần phải nói to và nói nhiều.
  • Là một giáo viên, bạn cần chú ý tới việc điều tiết làm sao cho giọng nói của mình có thể đủ nghe, đừng quá gắng sức của dây thanh quản.

Hi vọng rằng những thông tin trên đã giúp cho bạn có câu trả lời cho vấn đề giáo viên bị viêm họng phải làm sao. Hãy theo dõi thật kĩ tình trạng bệnh của mình để đưa ra những quyết định trong việc điều trị thật chính xác.
NGUỒN : http://anhongkhang.com/giao-vien-bi-...g-phai-lam-sao