Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư buồng trứng - Như đã biết buồng trứng là một phần của cơ quan sinh sản nữ. Ở mỗi bên của tử cung có một buồng trứng. Bệnh ung thư buồng trứng là căn bệnh quái ác và âm thầm diễn tiến và biến đổi rất khó kiểm soát trong các giai đoạn khác nhau. Vì thế hôm nay hoidapbacsi.net sẽ cung cấp cho các bạn 1 số kiến thức về các giai đoạn của bệnh ung thư buồng trứng cũng như mắc bệnh này thì khả năng cứu chữa và sống được bao lâu nhé!
Ung thư buồng trứng là một khối u ác tính trong một hoặc cả hai buồng trứng. Có hai loại bệnh, ung thư biểu mô buồng trứng là loại bệnh ung thư buồng trứng phổ biến nhất và ung thư ngoài biểu mô. Ở NSW, hàng năm có khoảng 450 ca bệnh ung thư buồng trứng khiến nó là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 10 ở phụ nữ và độ tuổi trung bình bị chẩn đoán mắc bệnh là 63.
Nguyên nhân gây ra ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, các yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng của một người phụ nữ. Tuổi, tiền sử sinh con; các yếu tố hoóc-môn. Không có bằng chứng nào về sự liên quan giữa bệnh ung thư buồng trứng và chế độ ăn giàu chất béo, việc thoa phấn rôm quanh cơ quan sinh dục, hay vi rút bệnh quai bị.
Khoảng 5-10% phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng có thể có một tiền sử trong gia đình làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng.
Ung thư buồng trứng thường là một căn bệnh ngầm trong các giai đoạn đầu, nghĩa là nhiều phụ nữ không có triệu chứng nào. Nếu các triệu chứng xuất hiện, chúng thường khó nhận thấy và có thể bao gồm sưng tấy, áp lực, khó chịu hoặc đau ở vùng bụng; ợ nóng, buồn nôn hoặc phồng rộp; thay đổi trong thói quen đi vệ sinh, ví dụ như táo bón, tiêu chảy và tiểu tiện thường xuyên do áp lực; mệt mỏi và chán ăn; sụt cân hoặc tăng cân một cách khó hiểu; thay đổi trong chu kỳ kinh hoặc xuất huyết hậu mãn kinh; đau trong lúc quan hệ tình dục. Các triệu chứng này xuất hiện ở nhiều căn bệnh, và hầu hết phụ nữ có những triệu chứng này không mắc bệnh ung thư buồng trứng. Chỉ có các phép kiểm tra mới khẳng định được kết quả chẩn đoán.
Hầu hết các khối u ung thư buồng trứng đã hiện hữu được một thời gian trước khi được phát hiện. Đôi khi ung thư buồng trứng được bất ngờ phát hiện trong một ca phẫu thuật như phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
Bác sĩ sẽ kiểm tra xem có khối u hay không bằng cách khám bụng và âm đạo của bạn.
Các hóa chất được tiết ra từ các tế bào ung thư dưới dạng chất đạm được tìm thấy trong máu. Chúng được gọi là chỉ dấu ung thư. Một phép xét nghiệm máu sẽ xác định nồng độ của các chất chỉ dấu ung thư.
Các phép kiểm tra khác bao gồm siêu âm bụng, siêu âm qua âm đạo, chụp CT, chụp MRI, chụp x quang.
Xác định xem ung thư đã lan đến đâu được gọi là phân giai đoạn. Việc phân giai đoạn ung thư giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị.
Ung thư buồng trứng được xếp giai đoạn theo FIGO (Federation Internationale de Gynecology et d’Obstetric)
Giai đoạn I: khu trú ở buồng trứng
Giai đoạn IA: một buồng trứng, không báng bụng, không có bướu trên mặt ngoài buồng trứng, vỏ bao buồng trứng còn nguyên
Giai đoạn IB: cả hai buồng trứng, không báng bụng, không có bướu trên mặt ngoài, vỏ bao còn nguyên
Giai đoạn IC: IA hoặc IB kèm bướu trên bề mặt của một hoặc hai buồng trứng, hoặc vỏ bao vỡ, hoặc báng bụng có chứa tế bào ác tính trong dịch rửa phúc mạc
Giai đoạn II: bướu ở một hoặc hai buồng trứng có thêm ăn lan vùng chậu
Giai đoạn IIA: ăn lan và/hoặc di căn tử cung và/hoặc vòi trứng
Giai đoạn IIB: ăn lan các mô khác của vùng chậu
Giai đoạn IIC: IIA hoặc IIB kèm bướu trên bề mặt của một hoặc hai buồng trứng, hoặc vỏ bao vỡ hoặc báng bụng có chứa tế bào ác tính, hoặc dịch rửa phúc mạc
Giai đoạn III: bướu ở một hoặc hai buồng trứng lan tới ruột non, di căn mạc nối trong vùng chậu hoặc trong phúc mạc, các hạch sau phúc mạc, hạch bẹn, di căn bề mặt gan
Giai đoạn IIIA: khu trú ở vùng chậu, hạch (-) nhưng vi thể có ăn lan phúc mạc
Giai đoạn IIIB: khu trú một hay hai buồng trứng, ăn lan phúc mạc không quá 2 cm đường kính, hạch (-)
Giai đoạn IIIC: ăn lan phúc mạc > 2 cm đường kính và hoặc hạch bẹn hay hạch sau phúc mạc (+)
Giai đoạn IV: di căn xa, tràn dịch màng phổi tế bào học (+), di căn nhu mô gan…