Thực đơn cho người bệnh gout được xây dựng dựa trên tình trạng sức khỏe, tình trạng bệnh của người bệnh. Bạn đang bị bệnh gout, điều này đồng nghĩa với việc nồng độ aicd uric trong máu tăng cao. Bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh gout
Biểu hiện đặc trưng của bệnh gout chính là: nồng độ acid uric trong máu tăng cao và các cơn đau nhức xương khớp do bệnh gây ra.

Việc xây dựng thực đơn cho người bệnh gout sẽ được dựa trên hai tiêu chí trên kết hợp thể trạng của người bệnh. Do đó,phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, người bệnh gout có thể điều chỉnh thực đơn này cho phù hợp với tình trạng của mình. Tuy nhiên, chúng ta cần giải quyết các vấn đề đặc trưng, chung của bệnh gout: hạ nồng độ acid uric, giảm cơn đau.

Xây dựng thực đơn cho người bệnh gout
Hạ nồng độ acid uric trong máu
Acid uric trong máu là căn nguyên của mọi vấn đề xung quanh bệnh gout. Trong đó, puric, chất tiền thân của acid uric tồn tại nhiều trong một số loại thực phẩm nhất định.

Như vậy, để hạ nồng độ acid trong máu, người bệnh cần tránh các loại thực phẩm này. Nhóm thực phẩm này bao gồm: nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ, thực phẩm họ đậu, nấm, dọc mùng, măng tây,…. Cần loại bỏ chúng trong thực đơn cho người bệnh gout.


Thay vì những loại thực phẩm chứa nhiều puric, người bệnh có thể lựa chọn những loại thực phẩm chứa ít puric như: trứng, sữa ít béo,… Puric mặc dù là nguyên nhân làm nồng độ acid uric trong máu tăng cao.Nhưng, bạn không thể loại bỏ chất này một cách triệt để. Vì mỗi chất đều có vai trò riêng của mình trong chức năng, hoạt động của cơ thể.

Ngoài ra, để hạ nồng độ acid uric trong máu, người bệnh cần tránh xa các thức uống có hại: rượu, bia, thức uống có cồn,…

Nhóm thực phẩm giúp giảm cơn đau của người bệnh gout
Đây là một trong các tiêu chí quan trọng trong việc xây dựng thực đơn cho người bệnh gout. Bên cạnh nồng độ acid uric trong máu tăng cao, người bệnh gout còn phải chịu đựng những cơn đau “ không thể diễn tả bằng lời” do bệnh gây ra.

Để giảm các cơn đau này, người bệnh cần bổ sung một số loại thực phẩm sau vào thực đơn cho người bệnh gout:

1/ Chanh và cam tươi


Thành phần trong chanh và cam tươi có chứa vi chất P – hay còn gọi là nobiletin. Chất Nobiletin được các nhà khoa học phát hiện có thể giúp người bệnh gout giảm cơn đau khớp. Nobiletin có tác dụng hạ nồng độ của các chất gây viêm và sưng của khớp.

2/ Cá hồi

Phần lớn cá hồi được biết tới với hàm lượng omega – 3 quan trọng, dưỡng chất của cơ thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, omega – 3 có tác dụng giảm nhanh các cơn đau của người bệnh gout từ đó hỗ trợ điều trị gút hiệu quả.


3/ Nghệ - thực đơn cho người bệnh gout

Thành phần trong nghệ có chứa hàm lượng curcumin – một loại chất chống oxi hóa cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh công dụng làm đẹp, trị nám, tàn nhang, chất Curcumin có tác dụng làm giảm sưng và đau ở sụn. Đây là nguyên nhân vì sao nghệ cần bổ sung trong thực đơn cho người bệnh gout.

Trên đây là các tiêu chí xây dựng thực đơn cho người bị gout được các chuyên gia của phòng khám Phúc Minh Đường đưa ra. Hy vọng các thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi tư vấn quan HOTLINE