NHNN cho rằng, việc xử phạt chủ phương tiện không có giấy đăng ký xe bản chính là chưa hợp lý.

>> mua nón bảo hiểm chính hãng ở đâu




Việc cảnh sát giao thông kiểm tra, xử phạt các chủ phương tiện không có giấy đăng ký xe bản chính khi tham gia giao thông khiến nhiều chủ mô tô lo lắng, đặc biệt là những người mua xe trả góp.

Anh Nguyễn Qúy (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, hiện anh đang vay mua ô tô trả góp, giấy tờ đăng ký xe bản chính ngân hàng giữ, vì thế khi biết thông tin xử phạt khiến anh rất lo. Anh đã liên hệ với chi nhánh ngân hàng để hỏi, tuy nhiên ngân hàng cho biết, hiện ngân hàng cũng đang chờ thông tin, và trấn an khách hàng rằng thời điểm này cảnh sát giao thông sẽ chưa xử lý vi phạm lỗi không mang giấy tờ gốc.



Ảnh minh họa

Ngày 24/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản số 3851 gửi các tổ chức tín dụng. Theo đó, yêu cầu bên thế chấp (người vay tiền) được giữ bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực theo Nghị định 163/2006/NÐ-CP.

Ngày 31/5, Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công an cũng có văn bản gửi CSGT các địa phương, hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính đối với phương tiện thế chấp tại ngân hàng.

Theo văn bản, đối với những phương tiện thế chấp tại ngân hàng tham gia giao thông thì bên thế chấp được giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký mô tô trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực theo đúng quy định tại nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm (đã được sửa đổi bổ sung tại nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012) và công văn số 3851/NHNN-PC ngày 24/5/2017 của Ngân hàng Nhà nước.

Không chỉ doanh nghiệp, người dân mà các ngân hàng cũng như “ngồi trên đống lửa” vì quy định này.

Đại diện một ngân hàng cho biết: Vấn đề này đang rối vì các văn bản chồng chéo nhau. Ngân hàng cần có cách để quản lý rủi ro, công an cũng vậy, để dung hòa quyền lợi các bên phải làm việc lại với nhau để ra được văn bản gỡ rối.

Theo vị đại diện, khi thực hiện các thủ tục cho vay mua ôtô, giữa ngân hàng và bên thế chấp luôn có thỏa thuận dân sự, cho phép bên nhận thế chấp (phía ngân hàng) giữ giấy tờ bản chính. Thỏa thuận này căn cứ theo Điều 323 của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành khẳng định quyền của bên nhận thế chấp: “Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác”.

Vì thế, không thể vì văn bản của NHNN mà các ngân hàng phải gọi từng người đến để trả giấy tờ gốc được vì nó đã dựa trên thỏa thuận của hai bên.

Theo vị lãnh đạo này, nếu ngân hàng không giữ được bản chính đăng ký mô tô sẽ có rất nhiều rủi ro không thể lường trước. Có giấy đăng ký mô tô trong tay, khách hàng có thể tự động mua bán, cho thuê, cầm đồ... Mà ngân hàng không thể biết được. Đưa bản chính cho chủ phương tiện đang thế chấp giống như “thả gà ra đuổi”.

“Vay thế chấp đương nhiên phải có tài sản cầm cố. Đối với phương tiện, cái giá trị nhất là đăng ký mô tô và xe. xe thì chủ phương tiện cầm rồi, còn lại đăng ký phải do bên nhận thế chấp cầm, giờ yêu cầu ngân hàng trả lại thì ngân hàng biết cầm cái gì”, vị này nhấn mạnh.

Anh Thanh Tùng, nhân viên mảng thế chấp của một ngân hàng cho biết, sau khi có thông tin chủ phương tiện phải mang giấy đăng ký xe bản chính nếu không bị xử phạt khiến rất nhiều khách hàng đã gọi đến đề nghị ngân hàng hỗ trợ.

Song ngân hàng cũng chưa có cách nào để giải quyết. Hiện tại, khi làm thủ tục cho vay mua ô tô trả góp, ngân hàng anh vẫn cấp bản photo có xác nhận cho khách.

“Vấn đề này đang rối nên các bên liên quan sẽ phải làm việc lại với nhau. Hiện có rất nhiều khách hàng thắc mắc, lo lắng về việc này nhưng sau khi chúng tôi giải thích thì không ai hỏi nữa. Trường hợp nếu khách gặp cảnh sát giao thông, bị xử phạt vì lỗi không có giấy tờ bản chính thì ngân hàng sẽ có văn bản, giấy tờ để hướng dẫn cho khách hàng để không bị xử phạt”, anh Tùng cho hay.

Được biết, NHNN Việt Nam đã giao Vụ Pháp chế khẩn trương xem xét, để có văn bản gửi Bộ Công an và Bộ Tư pháp theo quan điểm tạm thời gỡ vướng, tạo điều kiện không xử phạt người dân, doanh nghiệp.

Nguồn tin của Infonet cho biết, trong ngày hôm nay (13/7), NHNN sẽ có văn bản gửi hai cơ quan trên. Cụ thể, đề nghị Bộ Tư pháp nhanh chóng ban hành Nghị định thay thế Nghị định 163. Với Bộ Công an, NHNN cũng đề nghị chưa xử phạt chủ phương tiện trong thời gian đợi ban hành Nghị định 163, cho phép sử dụng bản sao có xác nhận của tổ chức tín dụng nhận thế chấp. Trong quá trình sửa đổi NHNN sẽ phối hợp với các Bộ để cùng xử lý.

Theo đánh giá, việc xử phạt chủ phương tiện không có giấy đăng ký mô tô bản chính là chưa hợp lý.

>> cong ty san xuat non bao hiem tiêu chuẩn

“Nếu khách giữ bản chính thì rất rủi ro, chủ phương tiện vừa có giấy tờ, vừa giữ xe trong tay thì bán đi hoặc dùng vào việc khác sẽ dễ dàng hơn. Nếu rủi ro không được xử lý thì ngân hàng sẽ không dám cho vay, điều đó ảnh hưởng đến quyền tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp”, nguồn tin từ NHNN cho hay.