Đi tìm lối thoát cho Kitakyushu

Ông Kenji Kitahashi, 64 tuổi, cho rằng: “Không dễ dàng gì để tạo ra một ngành công nghiệp mới. Đó là cuộc chiến khó khăn”. Bản thân ông Kitahashi đang tìm cách khai thác các tài nguyên ở Kitakyushu theo hướng du lịch, nơi có nhà máy thép và những bộ phận của nó được công nhận là di sản thế giới và sân bay tỷ đô nằm trên một hòn đảo nhân tạo.

Ra đời năm 2006 sau 12 năm xây dựng, sân bay mới mang lại cho Kitakyushu nhiều lợi thế hơn Fukuoka. Nằm trên một hòn đảo nhân tạo, nó có thể hoạt động liên tục 24 giờ mỗi ngày trong khi sân bay ở Fukuoka phải đóng cửa vào ban đêm vì lo ngại tiếng ồn trong khu dân cư.

Vị trí hai thành phố Kitakyushu và Fukuoka trên bản đồ.

Vị trí hai thành phố Kitakyushu và Fukuoka trên bản đồ.

Việc sản xuất robot và theo đuổi những ngành công nghệ cao có thể giúp ích nhiều cho sự hồi sinh của Kitakyushu. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của thành phố là vấn đề nhân khẩu học. Ít thanh niên, nhiều người già và phúc lợi xã hội tốn kém là bài toán khó cho thành phố từng là biểu tượng lẫy lừng của nước Nhật.

Ba trong số 10 người ở Kitakyushu có độ tuổi từ 65 trở lên. Tình trạng thiếu lao động xảy ra trong mọi lĩnh vực của đời sống. Có lẽ, Kitakyushu sẽ phải chọn cho mình hướng đi thiên về du lịch hơn là duy trì một thành phố công nghiệp, giống lời bà Ikuko Kamei, 61 tuổi - quản lý một trung tâm chăm sóc người cao tuổi ở thành phố - chia sẻ khi than phiền về tình trạng thiếu nhân công.