Cháo địa hoàng, táo nhân: Địa hoàng sống 30g, táo nhân chua 30g, gạo lức 100g. Táo nhân chua cho nước nghiền nát, lấy 100ml nước. Địa hoàng sống, đổ nước sắc cô đặc lấy 100ml. Gạo lức vo sạch cho nước nấu cháo chín thì cho nước địa hoàng và nước táo chua vào quấy đều là được. Ngày 1 bát chia 2 lần ăn. Tác dụng: Chữa lao phổi, thường sốt vào 2 giờ chiều, dưỡng tâm bồi bổ sức khoẻ, an thần, thanh nhiệt hết khát. Cháo phổi lợn: Phổi lợn 250g, gạo lức 100g. Phổi lợn rửa sạch cắt miếng. Nước vừa đủ nấu chín vớt phổi ra cắt bằng quân cờ, cho vào gạo đã vo sạch nấu cháo chín cho gia vị, gừng, hành bột ngọt là được. Ngày 1 bát chia ăn 2 lần, ăn thường xuyên, kết quả tốt. Tác dụng: bổ phổi khỏi ho, chữa lao phổi, viêm khí quản mạn.
Bệnh lao phổi nên ăn gì https://chuabenhphoi.com/benh-lao-ph...khoi-benh.html
  • Lao ngoài phổi:
  • Trực khuẩn lao sinh sản chậm 20h mới phân chia 1 lần
  • Ắn mất ngon, mữa, vàng da mắt, sốt kéo dài hơn 3 ngày, đau bụng
  • Triệu chứng bệnh lao điển hình


Do cách phát tán như trên, vi khuẩn lao có thể tác động bất kỳ tổ chức nào trong cơ thể gây ra bệnh lao ngoài phổi (EPTB) thường khó chẩn đoán và cần bác sỹ theo dõi chẩn đoán. Không phải tất cả các ca EPTB xét nghiệm đờm đều âm tính, vì thế cần xét nghiệm đờm cho bệnh nhân EPTB. Lây truyền trực khuẩn lao từ người sang người chủ yếu qua đường không khí, nguồn nhiễm trùng ban đầu là bệnh nhân lao phổi. Bệnh nhân lao phổi ho tạo ra hạt mù nhiễm khuẩn. Tổn thương phổi có thể chứa hàng tỷ AFB. Cần chú ý rằng số nguồn lây càng nhiều sự phát tán trực khuẩn trong cộng đồng và sự lây truyền càng lớn . Người tiếp xúc thường xuyên liên tục, gần gũi với người lao phổi AFB dương tính có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn khi tiếp xúc với người lao phổi AFB âm tính. Sự phát triển bệnh sau khi nhiễm phụ thuộc vào sự nhạy cảm của từng cá thể.



Từ phổi, vi khuẩn xâm nhập vào máu và được đưa đi khắp cơ thế. Không có triệu chứng lâm sàng đặc thù, cần lưu ý các dấu hiệu: Sốt, ho dai dẳng hơn 15 ngày và suy sụp toàn trạng. Tinh trạng gần như cảm cúm kéo dài 2 - 3 tuần. Sốt nhẹ, mệt nhọc, sút cân. Chán ãn, ho khan, có khi đau tức ngực. Đám mờ thâm nhiễm, hạch trung thất to. Gần như một tình trạng cảm cúm kéo dài. Sốt hhẹ vào chiều tối, kèm vã mồ hôi. Mệt mỏi, sút cân, biếng ăn làm toàn trạng suy sụp nhanh. Ho: Ho khan hay có dòm buổi sáng, cơn ho tăng dần. Đờm: Màu trắng đục, sau có màu xanh vàng, đôi khi có máu. Ho ra máu: Thường ra ít, thành tia lẫn trong đờm. Đôi khi ra máu nhiều. Đau: Nếu tổn thương ở màng phổi, đau khi hít mạnh vào. Khó thở do xơ hoá (lâu ngày), tràn khí. Khám: Có thể gặp các hội chứng tràn dịch, tràn khí, đông đặc, hay co kéo biến dạng lổng ngực. Ho kéo dài quá 15 ngày.