Với đặc tính thích nghi trong điều kiện môi trường khô hạn, ngập úng, nước mặn, đất nghèo chất dinh dưỡng, cây sơ ri đã chiếm một diện tích lớn trên vùng đất Bình Phú (TP.Bến Tre). Và cũng là nơi có diện tích đất trồng sơ ri nhiều nhất ở Bến Tre.



Theo nông dân Trần Văn Hữu, ở ấp Bình Thành thì người trồng sơ ri chỉ hơn nhau ở phương pháp xử lý cho cây ra hoa thu hoạch trái rãi vụ để hạn chế thu hoạch đồng loạt chính vụ rớt giá. Để làm được điều này, người trồng sơ ri phải quan tâm đến việc tỉa cành ngay sau khi kết thúc vụ thu hoạch để tạo thông thoáng và tiếp nhận đủ ánh sáng. Mỗi cây sơ ri bón 300gram phân NPK 16-16-8. Phân bón lá F.Bo phun đều lên tán cây. Khoảng 10 ngày sau, cây ra hoa đồng loạt và khi nở rộ pha mỗi gói GA1 vào bình 8 lít nước phun giúp cho việc đậu trái. Tag: oxy hoà tan

Anh Hữu còn cho biết để cây ra hoa sớm vào đầu mùa mưa tưới nước ướt đẫm lên cây và dùng phân bón lá RA HOA C.A.T+F.Bo phun đều tán cây 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày. Cây sẽ ra hoa sớm và đồng loạt hơn vụ chính 15 ngày. Nếu muốn cây ra hoa trễ vụ, khi hoa nở rộ vào đầu mùa mưa tiến hành làm rụng hoa, thường dùng cây chà quơ hoặc pha 150 gram phân urê vào bình 8 lít nước để phun lên cây. Hoa rụng xong bón cho cây một đợt phân và phun phân bón lá RA HOA C.A.T+Fbo lên tán cây 2 lần, mỗi lần cách 7 ngày. Cây ra hoa đồng loạt và trễ hơn so không xử lý 15 ngày. Tag: thuoc thuy san

Trên diện tích đất trồng sơ ri, anh Hữu chia thành 3 khu vực, không xử lý cùng một lúc để tiện lợi thu hoạch trái. Khu thứ nhất xử lý cho cây ra hoa, thu hoạch trái tự nhiên. Khu II xử lý cho cây ra hoa, thu hoạch trái trễ hơn khu I là 10 ngày. Và khu III xử lý cho cây ra hoa, thu hoạch trái trễ hơn khu I là 20 ngày. Với diện tích 1.000 m2, nông dân Trần Văn Hữu trồng 40 cây sơ ri. Cây trồng bước vào năm tuổi thứ 3, tán sum sê cho trái ổn định, năng suất từ 25 kg/cây trở lên.

Nguồn: 2lua.vn/article/kinh-nghiem-trong-so-ri-2495.html