Lao phổi thuộc phạm vi chứng phế hư của y học cổ truyền là một bệnh truyền nhiễm mà y học cổ truyền để ra cách chữa từ lâu. Triệu chứng: mệt mỏi sốt về chiếu, hai gò má đỏ, ho khan ít đàm có lẫn máu, miệng khô, họng khô, đầu lưỡi đỏ, mạch tế sác. Phương pháp chữa: Tư âm nhuận phế, chỉ khái trừ đàm. Ho ra máu thêm tam thất 4 gam, bạch cập 8 gam, đờm nhiều thêm qua lâu nhân 8 gam. Đau ngực thêm uất kim 8 gam. Triệu chứng: sốt về chiều, nhức xương, ra mồ hôi trộm lòng bàn tay, bàn chơn nóng, trằn trọc dễ cáu gắt, đau ngực, ngủ ít, sụt cân, di tinh, kinh nguyệt không đều. Lưỡi khô họng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Phương pháp chữa: tư âm giáng hoả, nhuận phế, chỉ khái. Nếu nhức trong xương thêm địa cốt bì 12 gam, miết giáp 20 gam, ra mồ hôi trộm thêm long cốt 16 gam, ngủ ít thêm táo nhân 12 gam. Phương pháp chữa: ích khí dưỡng âm. Nếu ho nhiều thêm hạnh nhân 12 gam, bối mẫu 8 gam, nếu ho ra máu thêm ngó sen 12 gam, nếu có sốt thêm sơn chi 12 gam, đan bì 12 gam. Châm cứu: Thủy châm bằng thuốc philatốp, vào huyệt Phế du, châm bổ các huyệt Chiên trung, Phế du, Túc tam lý, Thái uyên. Nếu sốt hâm hấp về chiều thêm huyệt Nội quan, ra mồ hôi trộm châm huyệt Ảm khích. Mất ngủ thêm Tam âm giao, Thần môn, ho ra máu thêm huyệt Cách du, Cao hoang.

Triệu chứng viêm phổi thùy https://chuabenhphoi.com/viem-phoi-thuy.html
Tùy theo vị trí bị bệnh mà người ta chia bệnh lao thành 2 thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi. Bệnh lao ở phổi hay còn gọi là lao phổi chiếm 80%, còn lại 20% là những thể lao khác nhau. Mỗi thể lao đều có những dấu hiệu riêng của nó nhưng thường gặp là lao phổi. Bệnh lao được xếp vào bệnh xã hội, nên được nhà nước quản lý theo hệ thống từ trung ương đến địa phương và điều trị miễn phí. Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh lao phổi, tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được để phát hiện bệnh kịp thời. Vì vậy, đại đa số bệnh nhân mắc bệnh lao phổi đều không biết mình mắc bệnh cho đến khi bệnh diễn biến nặng. Dưới đây xin dẫn những dấu hiệu điển hình thường gặp để mọi người có thể đi khám sớm và được điều trị kịp thời. Ho: Ho là triệu chứng của mọi bệnh phổi cấp và mạn tính.v Khạc ra đờm: Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân thông thường nhất là viêm nhiễm. Do vậy, nếu sau khi đã dùng thuốc kháng sinh, triệu chứng khạc đờm không giảm thì người bệnh có triệu chứng ho khạc trên 3 tuần phải nghĩ đến do lao phổi. Ho khạc đờm là những dấu hiệu hay gặp nhất trong các dấu hiệu quan trọng gợi ý nguyên nhân lao phổi. Ho ra máu: Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% những người lao phổi, thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp. Đau ngực, khó thở: Đau ngực là triệu chứng dễ nhận thấy khi ta bị bệnh lao phổi. Ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, gây ra tình trạng khó thở, đau ngực, nhất là khi phổi đang bị tổn thương thì khả năng trao đổi khí sẽ càng khó khăn hơn.
  • Điều trị ở các đơn vị hồi sức tích cực
  • Tiêm chủng với vắc-xin BCG là chủ yếu
  • Có bằng chứng mô bệnh của viêm phổi
  • Xuyên rửa tay bằng xà phòng
  • Ho dai dẳng
  • Điều trị kháng sinh ban đầu:
  • Điều trị khí dung




Gầy, sụt cân: Là triệu chứng thường gặp ở số đông người lao phổi. Những người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS… nhưng có các triệu chứng hô hấp như đã nêu trên phải nghĩ ngay tới lao phổi. Sốt: Là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hay gai lạnh về chiều. Những người có triệu chứng sốt như trên cùng với các triệu chứng về hô hấp như ho, khạc đờm, ho ra máu… phải nghĩ tới do lao phổi. Ra mồ hôi: Là triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong lao phổi, ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường hay gọi là ra mồ hôi trộm, ở trẻ em triệu chứng này dễ nhận thấy nhất. Cần phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh lao phổi để có phương hướng và giải pháp điều trị kịp thời.
Sự chủ quan, lơ là sẽ rút ngắn con đường dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Một khi gặp phải những dấu hiệu trên hoặc nghi ngờ có khả năng mang vi khuẩn lao, mọi người cần đến ngay các cơ sở y tế để làm những xét nghiệm chuẩn xác. Với người bệnh, không được khạc nhổ bừa bãi xuống đất, khi bệnh đang phát triển thì nên ngủ giường riêng, dùng riêng chén đũa, cốc chén và phải rửa bằng nước sôi sau khi dùng. Khi nói chuyện, có thể đeo khẩu trang hoặc không nhìn đối diện vào mặt người khác. Cần kiên trì điều trị lao đúng thời gian và theo hướng dẫn của thầy thuốc cho đến khi khỏi hẳn. Lao phổi là thể lao hay gặp nhất, chiếm tới 80% các trường hợp mắc lao. Đó là những bệnh nhân khi xét nghiệm đờm có vi khuẩn lao là nguồn lây truyền bệnh cho người sống xung quanh. Cũng có người mắc bệnh lao phổi nhưng xét nghiệm đờm không tìm thấy vi khuẩn lao (do số lượng vi khuẩn này trong ổ tổn thương ít) thì khả năng lây bệnh ít hơn rất nhiều. Lao ngoài phổi có thể gặp: lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao ruột, lao xương khớp, lao hệ sinh dục - tiết niệu. Những người bị bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ truyền bệnh cho người khác.