Lưu ý 1. Về xác định loại hình doanh nghiệp:

Hiện tại Việt Nam có 04 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất:

Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ
Công ty TNHH 1 thành viên: 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
Công ty TNHH 2 thành viên: Phải có ít nhất 02 cá nhân/ tổ chức trở lên là thành viên góp vốn, tối đa không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
Công ty cổ phần: Phải có ít nhất 03 cá nhân hoặc tổ chức góp vốn trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);

Ngoài ra còn có các loại hình doanh nghiệp khác như: Công ty hợp danh; Doanh nghiệp xã hội; Doanh nghiệp hợp tác xã…
Lưu ý 2. Về đặt tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp gồm có 03 loại tên: Tên công ty viết bằng tiếng Việt (bắt buộc); Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (không bắt buộc); Tên viết tắt (không bắt buộc);. Trong đó:

– Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng;
– Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp;

– Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký;

– Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp….trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;

– Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài;
– Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Lưu ý 3. Về địa chỉ trụ sở công ty

Trụ sở công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp, yêu cầu:

– Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);

– Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh;

– Trường hợp doanh nghiệp kê khai trụ sở chính tại hộ khẩu của mình, sổ đỏ mang tên mình thì chỉ cần cung cấp bản sao chứng thực CMND khi làm thủ tục đăng ký thành lập;

– Trường hợp doanh nghiệp đặt trụ sở chính tại một địa điểm đi thuê, cần có:

Hợp đồng thuê hợp lệ giữa bên thuê và bên cho thuê (hợp đồng thuê thời hạn dưới 06 tháng không cần công chứng; từ 06 tháng trở lên phải được công chứng);
Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu của bên cho thuê;
Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê; Trường hợp bên cho thuê không có sổ đỏ, thì có thể xin xác nhận của địa phương về địa chỉ đó thay cho sổ đỏ.

Xem thêm: điều kiện thành lập công ty quảng cáo trực tuyến, điều kiện thành lập công ty rượu