Nếu bạn sở hữu làn da dầu thì chắc hẳn các bạn sẽ có những biểu hiện dưới đây, cùng tìm hiểu để xác định xem mình có phải là người có làn da dầu không nhé.

Một làn da có thể được xếp vào 5 loại cơ bản: Da nhờn (da dầu), da hỗn hợp (bình thường), da nhạy cảm, da khô và da lão hóa – hư tổn.

Da nhờn (da dầu), là loại da sáng bóng, đặc biệt là ở vùng chữ T (từ trán xuống mũi đến cằm). Chủ nhân làn da nhờn thường có lỗ chân lông to, và nguy cơ cao bị mụn trứng cá đầu đen và đầu trắng do sự hoạt động quá mức cần thiết của tuyến bã nhờn.

Để có thể đánh giá 1 cách chính xác và đơn giản nhất về tình trạng tiết nhờn của da, bạn chỉ cần dùng một mẩu giấy thấm dầu cho da để thử. Hãy rửa mặt sạch, vỗ nhẹ cho khô, sau đó khoảng 30 phút bạn dùng một mẩu giấy thấm dầu cho da ấn lên các điểm khác nhau trên khuôn mặt của bạn.



+ Nếu da của bạn là da nhờn (da dầu), giấy sẽ dính, thấm dầu và trở thành mờ ở nhiều điểm trên khắp khuôn mặt..

+ Nếu giấy không dính nhờn tại bất kỳ điểm nào, da của bạn có thể đang bị khô.

+ Nếu giấy chủ yếu chỉ thấm nhờn trong khu vực chữ T (trán, mũi và cằm) thì da bạn là loại da hỗn hợp bình thường (hầu hết phụ nữ có da hỗn hợp).

Nếu đã xác định da mặt bạn thuộc loại nhờn, bạn cần chăm sóc đúng cách hàng ngày để sở hữu một làn da khoẻ đẹp.

II. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN VIỆC TĂNG TIẾT NHỜN CỦA DA MẶT BẠN

Những yếu tố chính tác động đến sự tăng điều tiết nhờn của da:

1. Gien di truyền: Bạn có thể thừa hưởng gien di truyền này từ bố mẹ, ông bà.

2. Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống mất cân bằng có khả năng làm tăng điều tiết nhờn của da. Do vậy, 1 chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp cho bạn có làn da đẹp.


3. Mức độ căng thẳng: Căng thẳng nhiều cũng khiến làn da nhờn càng nhờn thêm. Bạn nên cố gắng kiểm soát căng thẳng, dành thời gian thư giãn sau những giờ làm việc dai dẳng, cũng như ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.

4. Biến động nội tiết tố: Các biến động nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì ở lứa tuổi thiếu niên, trong chu kỳ kinh nguyệt, hoặc thời gian tiền mãn kinh và mãn kinh của phụ nữ cũng có tác động to lớn đến quá trình điều tiết nhờn ở da. Nhiều phụ nữ trẻ có làn da nhờn nhưng khi có tuổi, da của họ trở nên khô hơn, đặc biệt là sau tuổi 35.

5. Thuốc men: Một số loại thuốc có thể làm tăng hoặc giảm tiết nhờn của da như một tác dụng phụ không mong muốn.



6. Chế độ chăm sóc da hàng ngày của bạn: Đây là bước quan trọng nhất để bạn kiểm soát được lượng dầu do da bạn sản xuất. Chế độ chăm sóc da nhờn lý tưởng bao gồm làm sạch da nhẹ nhàng, loại bỏ các nguy cơ kích ứng da từ hóa chất, chà xát… và chống tắc lỗ chân lông, dưỡng ẩm da và chống lão hóa hàng đêm hiệu quả.