Khảo sát đường cong tăng trưởng của E. ictaluri cho thấy đường cong tăng trưởng của E. ictaluri bao gồm pha tiềm tàn (lap phase) từ 0-12 giờ, pha tăng trưởng (log phase) từ 12-27 giờ, và pha ổn định từ 27-48 giờ. Từ kết quả trên chúng tôi chọn thời điểm 24 giờ sau khi tăng sinh E. ictaluri dùng cho các thí nghiệm đối kháng tiếp theo. Kết quả này phù hợp với nhóm nghiên cứu đề tài “Heat
Dựng đường chuẩn tương quan giữa nồng độ C6-HHL và vòng tròn sắc tố
Xác lập được đường chuẩn tương quan giữa nồng độ phân tử C6-HHL (một loại phân tử AHL được tiết ra và tiếp nhận bởi chủng vi khuẩn chỉ thị CV026) và đường kính vòng tròn sắc tố violacein. Phương trình đường tương quan tuyến tính được xác định.



Khi nuôi các chủng trong môi trường MRS, giá trị pH trung bình dao động (pH: 4,58-5,07) của các loại mẫu (Hệ tiêu hóa cá tra thịt và giống, nước ao nuôi cá tra thịt và giống, sữa tươi và yoghurt, rau chua) không có sự khác biệt (p > 0,05). Nhìn chung các mẫu khi tăng sinh trong môi trường MRS, hệ vi sinh chủ yếu là vi khuẩn thuộc nhóm lactic do đó chúng sản sinh ra acid lactic làm cho pH của môi trường giảm và mang tính acid. Vi khuẩn lactic hiện diện chủ yếu trong hệ tiêu hóa của các loài cá nước ngọt như cá mè (Hypophthalmichthys molitrix), cá chép (Cyprinus carpio), channel catfish (Ictalurus punctatus) và Carassius cuvieri. Chủ yếu là các loài Lactococcus lactis và Lactococcus raffinolactis (Hagi et al., 2004). Ngoài ra, theo (Vaughan et al., 1994) đã nghiên cứu phân lập vi khuẩn lactic từ nhiều nguồn nguyên vật liệu khác nhau như các loại trái cây, rau, phó mát, sữa và thịt. Tác giả thu được 28.000 khuẩn lạc chủ yếu thuộc nhóm vi khuẩn lactic và tiến hành sàng lọc các vi khuẩn lactic có khả năng ức chế sự phát triển của một vi khuẩn gây bệnh.
Nhiều tác giả khác cũng chứng minh rằng, vi khuẩn lactic acid bao gồm các loài thuộc giống Lactobacillus, Carnobacterium, Streptococcus, Leuconostoc, và Lactococcus, hiện diện chủ yếu trong ruột cá khỏe mạnh (Gatesoupe, 2008; Ringø and Gatesoupe, 1998)...xem thêm