Hướng dẫn ôn tập tốt bài thi môn Lịch Sử, hãy tham khảo những phương pháp này ngay trong kì thi THPT quốc gia năm 2018 này nhé.

Chỉ còn 2 tháng nữa là kì thi THPT quốc gia – kì thi quan trọng nhất trong cuộc đời học sinh chính thức diễn ra, đây là dấu mốc vô cùng quan trọng đối với các em học sinh, nó sẽ được coi như là kết quả để đánh giá năng lực học tập trong suốt 12 năm qua của các em học sinh.

Để giúp cho các em có thể tự tin làm thật tốt bài thi môn Lịch Sử, ngay sau đây chúng tôi xin được chia sẻ cho các em kinh nghiệm để làm tốt bài thi môn Lịch Sử của các thầy cô giáo có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác ôn thi của trường Cao Đẳng Dược Hà Nội.

Để có thể làm tốt được bài thi môn Lịch Sử của kì thi THPT quốc gia, các em thí sinh cần phải xác định rõ ràng mục đích dự thi, đó là là điều rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung ôn tập của các em. Nếu đã xác định lựa chọn môn lịch sử là môn thi trong tổ hợp môn xã hội để xét tốt nghiệp thì bắt buộc các em học sinh (HS) cần phải tập trung ôn tập các kiến thức cơ bản được đề cập trong chương trình của sách giáo khoa lớp 11 và 12. Còn nếu các em lựa chọn môn học này để căn cứ xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ thì bên cạnh việc nắm chắc được những kiến thức cơ bản, thì đòi hỏi các em thí sinh phải nắm được thật chắc thêm các kiến thức tổng hợp lẫn kiến thức nâng cao.


Dựa vào đề thi minh họa năm 2018 của Bộ GD&ĐT công bố, thì nội dung ôn tập của bộ môn lịch sử năm nay có phần hơi dài mà trong khi đề thi trắc nghiệm thì không có trọng tâm và rải đều khắp chương trình nên để có thể nắm chắc được hết các kiến thức đí thì bắt buộc các em HS phải xây dựng nên được một thời khóa biểu ôn tập thật khoa học và hợp lý. Tốt hơn hết là nên dành thời gian trước tháng 6 để ôn tập chương trình lịch sử lớp 12 và nửa tháng 6 còn lại thì tiến hành ôn tập chương trình lịch sử của lớp 11.

Khi tiến hành ôn tập, các em cần phải nắm chắc được hết các kiến thức cơ bản, nắm chắc được các thời gian trọng đại, quan trọng, những mốc lịch sử của các cuộc cách mạng thế giới lẫn của Việt Nam. Để làm được điều này, thì bắt buộc các em học sinh phải thực hiện hệ thống hóa lại lượng kiến thức trọng tâm. Bên cạnh đó thì các em cũng có thể theo dõi thêm các chuyên đề ôn tập trên các phương tiện thông tin truyền thông rồi từ đó triển khai các sơ đồ tư duy cho riêng mình. Kết hợp cũng với đó là cần phải rèn luyện thêm các kỹ năng so sánh, tổng hợp, liên hệ trong khi học bài, vì thực tế cho thấy giải quyết các câu hỏi khó để phân loại đều phải dùng đến kỹ năng này.