1. Các trình bày lời kết luận bài tiểu luận
Phần kết luận là một đoạn quan trọng trong tiểu luận của bạn. Nó thường là một đoạn dài và nên phản ánh lại những gì mà bạn đã nói là sẽ phân tích trong phần giới
thiệu. Kết luận
 Tóm tắt những gì bạn đã nói trong tiểu luận
 Khẳng định lại ý chính của bạn.
Đừng giới thiệu thêm chủ đề hay ý mới. Hầu hết các sinh viên bắt đầu đoạn kết luận với một tín hiệu chuyển đoạn, chẳng hạn như “Kết luận lại” hay “Nói tóm lại”.

Đề tài: Phân tích một số quy định của pháp luật những khó khăn và vướng mắc trong việc áp dụng và thực trạng của hiện tượng đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay tại một số khu vực.
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, các vấn đề xã hội mới nảy sinh ảnh hưởng đến xu hướng phát triển chung của cả đất nước. Quy luật của Thị trường và sự vận động không ngừng của xã hội đòi hỏi bất kỳ một Quốc gia nào cũng cần có một chính sách cụ thể để điều tiết cho phù hợp. Chúng ta có thể đánh giá một nước phát triển dựa vào trình độ văn hóa nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của xã hội mà trọng tâm là vấn đề con người.
Gia đình là một tập hợp những con người có liên kết gắn bó với nhau về vật chất lẫn tình cảm. Do đó, khi thiết lập quan hệ hôn nhân đặc biệt là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài; một trong những mục tiêu quan trọng được xác định là phải xây dựng một gia đình no ấm, trên cơ sở tình yêu chân chính. Các hoạt động kết hôn có yếu tố nước ngoài đã và đang làm biến đổi những giá trị truyền thống trong hôn nhân, làm ảnh hưởng đến lối sống và suy nghĩ của con người về gia đình.
Tình trạng kết hôn giữa công dân trong nước với người nước ngoài thường không dựa trên cơ sở tình yêu mà thay vào đó là những mục đích kinh tế để đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Hôn nhân không còn giữ được những giá trị như ban đầu mà được thương mại hóa, quốc tế hóa từ nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội một phần cũng do những nguyên nhân khách quan từ thực tế, nhưng chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nhận thức của con người.
Bài tiểu luận này thực hiện dựa trên cơ sở tìm hiểu những quy định pháp luật hiện hành (Điều 9 và Điều 10) của Luật Hôn nhân và Gia đình, thực trạng của việc áp dụng chúng và từ đó đưa ra những giải pháp đối với tồn tại trong tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay.
Mặc dù đây chưa hẳn đã là những giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết những khó khăn, vướng mắc đang tồn tại nhưng tôi hy vọng rằng với việc nghiên cứu và đưa ra những giải pháp, tiểu luận này sẽ góp phần thiết thực, tạo ra những cơ sở nhất định cho việc xây dựng chiến lược lâu dài trong việc kết hôn có yếu tố nước ngoài này. Bởí trên thực tế đây là vấn đế mang yếu tố tâm lý tình cảm cần phải được tác động từ nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Tuy nhiên phạm vi của tiểu luận này chỉ phản ánh ở một nội dung nhất định trong khi kết hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay đang bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan bên ngoài thì pháp luật với vai trò là công cụ để nhà nước quản lý xã hội sẽ có những tác động tích cực lên quan hệ này để đảm bảo cho trật tự và ổn định xã hội nói chung.
Mẫu 5 kết luận bài tiểu luận:
Đề tài: Chính sách vay vốn ưu đãi cho sinh viên nghèo
Kết luận & Kiến Nghị
1. Kết luận
Bài tiểu luận : Chính sách vay vốn ưu đãi cho sinh viên nghèo Chính sách cho sinh viên vay vốn ưu đãi được đưa ra như một biện pháp hỗ trợ tích cực sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong chi phí học tập và sinh hoạt. Sau 6 năm thực hiện ( 2007 – 2013 ), Chính sách đã cho thấy sự hiệu quả của nó, giúp nhiều sinh viên và phụ huynh bớt hánh nặng về kinh tế. Chính sách cho sinh viên vay vốn ưu đãi được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong cả nước nên những hiệu quả cũng như những khó khăn trong bài tiểu luận này chỉ là những phần nhỏ của thực tế chính sách để người làm tiểu luận có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu về chính sách, tạo thêm cho mình kiến thức và những thông tin bổ ích làm cơ sở cho mình sau này khi ra làm việc.
2. Kiến nghị
Để Chính sách ngày càng hiệu quả và đảm bảo quyền lợi cho sinh viên học sinh nghèo, cần có những biện pháp cụ thể như: – Cần phổ biến rộng rãi luật vay vốn đến đối tượng được vay ( học sinh, sinh viên, phụ huynh…) nhằm cho họ hiểu cụ thể về chương trình vay vốn. Điều này sẽ giúp giảm tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích ở người dân.
– Yêu cầu người vay thực hiện nghiêm chỉnh những quy định đã được đặt ra và đưa ra hình thức kỉ luật cho những sai phạm và hành vi tư lợi cá nhân.
– Thống nhất thủ tục vốn vay giữa Ngân hàng chính sách và chính quyền địa phương để tránh xảy ra tình trạng “ Mỗi nơi làm một kiểu”.
– Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên được vay vốn.
– Nhà trường liên kết với các nhà tuyển dụng để góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên.
– Để khoản dư nợ ngân hàng không là ghánh nặng quá lớn cho sinh viên sau khi ra trường, chính phủ đưa ra những chính sách, biện pháp hỗ trợ và tạo điều kiện việc làm cho sinh viên sau khi ra trường và nên đi song hành với chính sách cho sinh viên vay vốn.
Các tìm kiếm liên quan khác: kết luận bài tiểu luận, lời kết luận bài tiểu luận, cách viết kết luận bài tiểu luận, cách làm kết luận bài tiểu luận, kết luận bài tiểu luận triết học, kết luận cho bài tiểu luận, kết luận trong bài tiểu luận, lời kết luận của bài tiểu luận, kết luận bài tiểu luận, kết luận của bài tiểu luận, cách viết kết luận bài tiểu luận, cách làm kết luận bài tiểu luận, kết luận của một bài tiểu luận, kết luận một bài tiểu luận, phần kết luận của một bài tiểu luận, viết kết luận cho bài tiểu luận, kết luận tiểu luận, kết luận của tiểu luận, phần kết luận của tiểu luận, cách viết kết luận tiểu luận,…
Tham khảo thêm những nội dung khác:
+ nhật kí thực tập sư phạm
+ chính sách nới lỏng tiền tệ