Hiện đang là mùa du lịch không chỉ ở Việt Nam mà ở Nhật Bản cũng vô cùng náo nhiệt, rất nhiều lễ hội có quy mô hàng đầu được diễn ra trong hè này, các hoạt động thú vị giúp khách du lịch trải nghiệm , ngay cả các bạn đi xuất khẩu lao động nhật bản cũng tranh thủ ra ngoài du lịch trong ngày nghỉ

1.Du lịch Nhật Bản mùa hè – mùa của lễ hội và pháo hoa
Trong tiếng Nhật, “matsuri” có nghĩa là lễ hội. Nếu bạn quyết định đi du lịch vào mùa hè tại Nhật thì chắn chắn, không ít thì nhiều, bạn cũng sẽ vô tình tham dự một “matsuri” nào đó.
Trong tiếng Nhật, “matsuri” có nghĩa là lễ hội (ảnh: internet)Tại khắp các tỉnh thành, những lá cờ đủ hình dáng được treo lên, người dân xúng xính trong những bộ yukata đầy màu sắc (thường chỉ được dùng sau khi tắm hoặc dạo phố, khác với kimono là trang phục truyền thống chỉ mặc trong những buổi tiệc hoặc lễ trang trọng), các quán ăn rộn ràng, pháo hoa rực rỡ, bia và rượu sake ngập tràn khắp mọi cuộc vui. 
Những bộ Yukata đầy màu sắc (ảnh: internet)Không thể không nhắc đến những lễ hội hoành tráng nhất mùa hè tại Nhật như Gion Matsuri của thành phố Kyoto, được tổ chức xuyên suốt tháng 7 cùng với Tenjin Matsuri của thành phố Osaka, được tổ chức ngày 24 và 25 tháng 7.

Du lịch Nhật Bản vốn nổi tiếng với những hoa anh đào, những lá phong đỏ thắm, những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời. Và đến Nhật Bản, bạn cũng đừng bỏ qua 5 ngôi chùa cổ có kiến trúc tuyệt đẹp , văn hóa nhật bản có nhiều điều thú vị

1. Chùa Todai-ji - Ngôi chùa cổ nên ghé thăm ...

Tại phía bắc Honshu lại diễn ra một lễ hội truyền thống thể hiện sức mạnh là Akita Kanto Matsuri. Từ ngày 3 đến 6 tháng 8, người dân tham dự lễ hội sẽ giữ thăng bằng trên đầu và vai bằng một thanh tre dài treo những chiếc lồng đèn. Việc giữ thăng bằng này không hề đơn giản vì dàn đèn khá cồng kềnh, đòi hỏi đồng thời cả sức mạnh và sự khéo léo.

Đến cuối tháng 7 và cuối tháng 8 là thời điểm hàng trăm màn pháo hoa làm choáng ngợp chói lòa cả bầu trời Nhật Bản trong đó có thủ đô Tokyo, nơi diễn ra lễ hội pháo hoa Sumida-gawa vào thứ bảy tuần cuối cùng của tháng 7.

Còn tại hồ nước Biwa lớn nhất Nhật Bản thuộc thành phố Otsu, mặt nước hồ tựa như một tấm gương phản chiếu hết sức sinh động. Vào ngày 7 tháng 7, nơi đây diễn ra một lễ hội pháo hoa vô cùng quy mô được gọi là Biwa-ko.

Không sai, chúng ta đang nói đến ngày lễ Thất Tịch thường được nhắc đến với câu chuyện tình trắc trở của Ngưu Lang – Chức Nữ. Tại đất nước Mặt trời mọc, lễ Thất Tịch được gọi là “tanabata” và được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 hằng năm nhưng vẫn có thể thay đổi tuỳ theo từng vùng.
Một số hoạt động nhằm thu hút du khách với hình ảnh dải Ngân Hà lung linh đủ màu sắc (ảnh: internet)Tương tự như truyền thuyết Thất Tịch của Trung Hoa, Orihime – tên tiếng Nhật của Chức Nữ cùng Hikoboshi – tên tiếng Nhật của Ngưu Lang, bị chia cách bởi dải Ngân Hà và chỉ có thể bước qua cầu Ô Thước và gặp nhau đúng một lần vào ngày 7 tháng 7.
Orihime – tên tiếng Nhật của Chức Nữ cùng Hikoboshi – tên tiếng Nhật của Ngưu Lang (ảnh: internet)Vào ngày Thất Tịch, người dân Nhật Bản sẽ viết những nguyện vọng của mình lên những mảnh giấy đầy màu sắc, treo chúng lên các ngọn tre với hy vọng ước nguyện sẽ thành hiện thực.
Các lời nguyện ước được viết lên những mảnh giấy đủ màu sắc và treo lên những ngọn tre (ảnh: internet)Từ đó, ý tưởng dùng hình ảnh các cây tre với những mảnh giấy nguyện ước đầy sắc màu làm đồ trang trí được áp dụng khắp nơi, tạo nên một không khí vô cùng rộn ràng trong mùa lễ Thất Tịch.

3. Mãn nhãn với điệu múa truyền thống Bon-odori
Rất nhiều sự kiện được tổ chức vào giữa tháng 8, xuyên suốt lễ hội O-bon, nhằm tưởng nhớ những linh hồn tổ tiên. Đây là ngày nghỉ lễ trên phạm vi toàn quốc: các gia đình về thăm quê nhà, tảo mộ, thả đèn lồng trên sông.

Các bạn chuẩn bị tinh thần xách vali đi du lịch Nhật bản nhé, nhớ mang theo máy ảnh để tranh thủ chụp ảnh cho lên facebook nhé, nhiều cảnh đẹp mê hồn luôn các bạn ơi.