Nhà vườn Chợ Lách đang trồng nhiều giống chôm chôm. Chôm chôm có tuổi thọ, năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Chôm chôm rong-riêng có nguồn gốc Thái Lan đang được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Nhiều nhà vườn ở huyện Chợ Lách đầu tư trồng giống chôm chôm này và bước đầu mang lại hiệu quả. Điển hình là anh Lê Tấn Phương, ở ấp Tân Phú, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách. Hiện anh có 3.000m2 đất trồng 50 gốc chôm chôm rong-riêng. Cây được 6 năm tuổi, đang cho trái và chuẩn bị thu hoạch vào dịp Tết Đoan Ngọ năm Tân Mão-2011. Với diện tích đất trồng chôm chôm trên, trung bình hàng năm anh Phương thu hoạch khoảng 3 tấn trái. Giá bán trung bình 20.000 đ/kg. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2011, giá trái chôm chôm rong-riêng đã tăng lên khoảng 30.000 đ/kg. Ước tính, nếu giá cả ổn định như hiện nay, vụ thu hoạch chôm chôm rong-riêng năm 2011, anh Phương sẽ có thu nhập khoảng 90 triệu đồng từ 3.000m2 chôm chôm rong-riêng.



Anh Lê Tấn Phương cho biết: “Cây chôm chôm rong-riêng sức sống rất mạnh, sau thu hoạch cây rất nhanh ra đọt non, ít tốn chi phí cho phân bón- thuốc bảo vệ thực vật; đồng thời cây dễ ra hoa và đậu trái, mau thu hoạch và hiện nay trái chôm chôm rong-riêng đang được thị trường tiêu thụ mạnh với giá cao. Tag: nuôi tôm sú thâm canh

Để chăm sóc cây chôm chôm rong-riêng xanh tốt, năng suất cao, chất lượng trái ngon… theo anh Phương, nhà vườn phải phòng-chống các loại sâu-bệnh trên cây, đặc biệt là: bệnh cháy lá, nứt trái, rụng trái non… Nếu cây chôm chôm bị cháy lá thì sẽ làm cho cây không đậu trái, trái không lớn, năng suất, chất lượng trái không ngon. Ngoài ra, ở giai đoạn sau thu hoạch, anh Phương bón nhiều phân NPK 30-30-30 cung cấp đủ dưỡng chất để sau này cây ra hoa to, dễ đậu trái; nếu cây ra hoa nhỏ thì sẽ dễ bị rụng trái non.

Trong phòng, chống bệnh cháy lá trên cây chôm chôm rong-riêng, anh Lê Tấn Phương xử lý bằng cách bón nhiều phân DAP và phân Lân. Để trái chôm chôm rong-riêng không bị nứt, anh Phương sử dụng phân NPK 16-16-8 bón cho cây khi cây mang trái non và khi trái chôm chôm rong-riêng trong giai đoạn từ bắt đầu tạo cơm cho đến thu hoạch, anh Phương sử dụng phân NPK 15-15-15 để bón cho cây.

Để xử lý cho cây chôm chôm rong-riêng ra hoa, anh Phương dùng phương pháp tạo hạn cho cây bằng cách rút cạn nước mương vườn. Trung bình từ 25 đến 30 ngày, cây bắt đầu nhú hoa. Khi cây đã ra hoa, đậu trái, anh Phương sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh hại như: phấn trắng, sâu ăn hoa, sâu đục trái và phòng chống hiện tượng nứt trái, rụng trái non… Tag: bệnh trên tôm sú

Vào khoảng rằm tháng 11 âm lịch của năm trước, anh Phương bắt đầu tiến hành tạo hạn để cây chôm chôm rong-riêng ra hoa bán, đậu trái và cho thu hoạch vào dịp mùng 5 tháng 5 âm lịch năm nay.

Hiện nay, vườn chôm chôm rong-riêng của anh Phương đã bắt đầu chín. Theo anh Phương, đến mùng 5 tháng 5 năm nay anh sẽ thu hoạch được khoảng 50% sản lượng của vườn. Hiện, anh đang tích cực chăm sóc sản phẩm của mình để tham gia Hội thi Trái ngon-an toàn trong khuôn khổ ngày Hội cây, trái ngon-an toàn huyện Chợ Lách lần thứ 11 năm 2011.

Anh Lê Tấn Phương rất yêu nghề nông, ngày hội cây-trái, ngon-an toàn của huyện cũng là dịp để anh thử sức mình với sản phẩm tham gia dự thi là trái chôm chôm rong-riêng. Đồng thời, cũng là cơ hội để anh giao lưu, học tập kinh nghiệm để sản xuất chôm chôm đạt hiệu quả hơn.

Nguồn: 2lua.vn/article/thu-nhap-cao-tu-vuon-chom-chom-thai-lan-5b2c5a65e49519095a8b456b.html