Kim cương nhân tạo thường dùng cho mục đích gì?

Kim cương nhân tạo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp kỹ thuật quang học, các chip điện tử cao cấp.

Quá trình hình thành kim cương nhân tạo:

Kim cương nhân tạo được tổng hợp theo 2 phương pháp chính là:

+ Phương pháp cao áp cao nhiệt HPHT (High pressure High temperature): sử dụng nhiệt độ và áp suất cực kỳ cao nhằm tái tạo môi trường giống như môi trường tái tạo kim cương trong lòng đất .
+ Phương pháp bốc hơi lắng tụ hóa học CVD (Chemical Vapor Deposition): sử dụng sự bốc hơi hóa học của hợp chất khí Carbon dưới tác động của tia nhiệt plasma tạo sự phân chia phân tử khí cho đến khi chỉ còn lại nguyên tử C lắng tụ và phát triển trên mầm kim cương có sẵn.

Giá trị thật sự của những viên kim cương nhân tạo:

Hiện nay trên thị trường kim cương nhân tạo đang được quảng cáo chỉ là những loại đá thông thường hoặc là đá CZ tổng hợp được nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan hoặc Áo.

Loại đá trang sức này đang chiếm khoảng 80% trên thị trường Việt Nam.

Giá trị thực chất của một viên đá trang sức 6 li chỉ khoảng từ 20 đến 50.000 đồng. Sau khi được đánh bóng, lên đời với cái tên “kim cương nhân tạo” bằng kỹ thuật giác cắt như kim cương 8 mũi tên, 8 trái tim, nó đến tay người tiêu dùng lên tới vài trăm đến vài triệu đồng.