Nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm lây nhiễm từ lợn sang người rất cao nếu trong quá trình chế biến không đảm bảo ăn chín uống sôi. Không chỉ tiêu chảy, nhiễm sán, người mắc bệnh từ lợn có thể tử vong.


Lây bệnh não từ lợn

Người bị viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết do loại vi khuẩn Streptococcus suis lây từ heo sang người.

Người bị viêm màng não mủ có dấu hiệu sốt, nhức đầu, buồn nôn và nôn, lạnh run. Do màng não bị tổn thương, nên phần lớn bệnh nhân rối loạn tri giác, thậm chí là hôn mê, ù hoặc điếc tai, một vài người còn bị yếu liệt tay chân. Nếu bị nhiễm trùng huyết do Streptococcus suis, bệnh nhân sốt, đau nhức cơ, đau họng, thậm chí sốc nhiễm trùng, hôn mê.

Loại Streptococcus suis là vi khuẩn thường trú ở đường hô hấp của lợn và có thể gây bệnh cho loài vật này. Người nhiễm Streptococcus suis chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với lợn mang trùng, lợn bệnh hoặc thịt bị nhiễm trùng chưa nấu chín. Vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương trên da hay niêm mạc của mũi, miệng. Tag: máy thổi khí

Bệnh heo tai xanh

Dễ kết hợp với các bệnh khác và gây nguy hiểm đến tính mạng: Được biết, bệnh tai xanh ở heo được phát hiện cách nay cả chục năm và hiện nay đây vẫn đang là một đại dịch bệnh đối với ngành chăn nuôi.

Trường hợp heo mắc bệnh nặng thì các hạch đều bị sưng, thịt bị nhão, có màu đỏ. Phổi hiện rõ các rãnh, thận bị xuất huyết. Bệnh heo tai xanh không lây sang người nhưng có gần 70% virus này kết hợp với các bệnh khác như cúm lợn, tụ huyết trùng, tả, thương hàn. Đối với bệnh cúm lợn kết hợp với bệnh tai xanh thì khả năng lây sang người rất ít. Còn bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, thương hàn có thể lây rối loạn hệ thống tiêu hóa ở người.

Bệnh lở mồm long móng

Theo PGS - TS Trần Đáng - Nguyên Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, bệnh lở mồm long móng ở heo có lây sang người (nhưng tỷ lệ thấp).

Bệnh chủ yếu lây qua đường tiếp xúc ăn uống, vi-rút gây bệnh có thể làm viêm niêm mạc miệng, lở môi, lở miệng... cho người. Thông thường trên miếng thịt đã được cắt ra không thể biết được là từ heo mắc bệnh lở mồm long móng; vì vậy tốt nhất vẫn là phải nấu chín thịt thật kỹ để loại trừ mầm bệnh. Tag: máy thổi khí chất lượng cao

Bệnh giun xoắn

Là bệnh truyền nhiễm cấp hoặc bán cấp tính do ấu trùng giun xoắn gây ra, nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Nguồn bệnh chủ yếu là lợn, bệnh lây sang người khi người ăn phải thịt lợn có ấu trùng chưa được nấu chín do ăn các món như nem sống làm từ thịt lợn, ăn thịt lợn tái, thịt hun khói hoặc ướp muối, ăn tiết canh lợn.

Bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, mức độ bệnh phụ thuộc mức độ nhiễm ấu trùng, độ toan dịch vị và tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nếu bệnh nhân có đi lỏng nhiều thì tình trạng bệnh sẽ đỡ hơn nhiều. Sau khoảng 15 ngày kể từ khi ấu trùng từ máu vào cơ vân và tạo thành kén, có các biểu hiện chủ yếu sau: Sốt, đau cơ phù nề …Nếu không điều trị kịp thời có thể có nhiều biến chứng xảy ra như suy hô hấp, suy gan, suy tim, suy kiệt, bội nhiễm, đau đầu, mê sảng…

Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn

Do Streptococcus suis gây ra và có khả năng lây lan sang người. Streptococcus suis là một liên cầu, có hình ô van, hình bầu dục, bắt màu Gram (+) và sắp sếp thành chuỗi. Bệnh liên cầu khuẩn là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở hầu hết các loài động vật máu nóng, trong đó có lợn và người.

ThS. BS. Nguyễn Trung Cấp (BV Nhiệt đới TƯ) cho biết vi khuẩn liên cầu lợn thường cư trú quanh năm ở họng một số con lợn mà không gây bệnh. Nhưng khi con lợn nhiễm virus lợn tai xanh, sức miễn dịch bị suy giảm khiến vi khuẩn liên cầu phát triển mạnh, gây bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết cho lợn.

Khi mổ thịt những con lợn bệnh này, hoặc đi tiêu hủy mà không đúng cách, rồi chế biến thịt trước khi đun nấu, thậm chí có nhiều người do không biết lợn bệnh nên vẫn ăn các sản phẩm tươi sống từ con lợn như tiết canh, lòng lợn, nem chạo… khi đó cơ thể người sẽ hấp thụ một lượng lớn vi khuẩn liên cầu lợn còn sống. Đặc biệt, trên những nền bệnh nhân như tiểu đường, suy gan, nghiện rượu… thì liên cầu khuẩn lợn càng dễ gây bệnh.

Nguồn: tienphong.vn/suc-khoe/nhung-benh-khung-khiep-tu-lon-co-the-lay-sang-nguoi-1323048.tpo