Sau 9 năm thực hiện, công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại tỉnh Lâm Đồng (2010 – 2018) được đánh giá đã mang lại những chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề nông thôn...

Nâng cao trình độ người lao động

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1956/QĐ-TTg về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng đã nhanh chóng chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy mạnh, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng, hiện nay tổng số LĐNT trên địa bàn dao động từ 650.000 – 750.000 người. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới đạt 11,7 – 16,9%. Tổng số LĐNT được đào tạo nghề theo chính sách của đề án 1956 là hơn 22.000 người, trong đó số người có việc làm sau đào tạo đạt 97%. Tag: may thoi khi


Ông Võ Danh Tuyên – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết: Hàng năm, đơn vị đã phối hợp Sở LĐTBXH cùng các đơn vị liên quan tại địa phương thực hiện kiểm tra, giám sát các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT tại địa phương.

“Công tác đào tạo nghề cho LĐNT đã mang lại những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề nông thôn. Lao động tham gia học nghề có ý thức cao hơn, góp phần nâng cao tay nghề trong sản xuất, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh, phát triển kinh tế xã hội” - ông Tuyên đánh giá. Tag: tảo độc trong ao

Hiện nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 220 giáo viên tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT, trong đó có 101 giáo viên hữu cơ, 119 giáo viên thỉnh giảng. Riêng đối với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trung tâm Nông nghiệp các huyện, thành phố có 94 người đã được đào tạo qua lớp bồi dưỡng “Kỹ năng sư phạm dạy nghề cho LĐNT” và được cấp chứng chỉ dạy nghề. Với lực lượng này, công tác đào tạo nghề cho LĐNT giúp người học dễ tiếp thu, ứng dụng vào thực tiễn.

Các mô hình trồng rau thuỷ canh, trồng rau trong nhà kính, nhà lưới đã quá quen thuộc với nông dân Lâm Đồng.

Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Phạm Hưng – Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng) cho biết: “Việc kết nối giữa các đơn vị đào tạo và các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty, HTX lớn trên địa bàn chưa thực sự tốt nên việc giải quyết việc làm cho lao động đã qua đào tạo chưa cao. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí đầu tư cho công tác dạy nghề chưa đáp ứng được nhu cầu mục tiêu, kế hoạch đề ra”.

Không những thế, hiện nay do chưa có chế độ chính sách hỗ trợ đối với cán bộ cấp xã nên chưa gắn được trách nhiệm cán bộ xã với đào tạo nghề, khó tuyển sinh người học mới. Những nghề tổ chức đào tạo chủ yếu nhằm phục vụ sản xuất tại gia đình người học như: Trồng và chăm sóc cà phê; trồng dâu nuôi tằm; kỹ thuật chăn nuôi bò cái, lợn thịt…

Lâm Đồng đang đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao nên nhu cầu lao động đã qua đào tạo rất lớn. Vấn đề đặt ra là tỉnh cần có chính sách cũng như tăng cường liên kết các đơn vị đào tạo với doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác để có được nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng các lớp đào tạo, đặc biệt là quan tâm hơn tới các đối tượng thuộc diện ưu đãi, hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số và người có đất nông nghiệp bị thu hồi…

Nguồn: danviet.vn/tin-nong-nghiep/lao-dong-gioi-nghe-nong-nghiep-lam-dong-tang-toc-924946.html