Đây là tâm điểm của dự án sản xuất vi tảo làm thức ăn cho cá và tái chế các phụ phế phẩm ngành thủy sản thành nhiên liệu sinh học. Kết quả nghiên cứu ban đầu khả quan, mở ra hướng tăng lợi nhuận mới cho người NTTS.


Mục tiêu kép

Dự án mang tên Reflow, được quỹ Innovate UK tài trợ với mục tiêu vừa sản xuất được vi tảo làm thức ăn cho cá rô phi, đồng thời phát triển thành công quy trình chế biến xương, da và nội tạng cá rô phi thành nhiên liệu sinh học. Như vậy, dự án “mục tiêu kép” Reflow không chỉ biến một phế phụ phẩm thành hàng hóa có giá trị mà còn mang lại nguồn cung nhiên liệu sinh học cho các khu vực vẫn đang chật vật vì phải phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch tiêu chuẩn vừa đắt vừa khan hiếm. Tag: may thoi khi

TS Damiano Bonaccorso, thuộc Đại học St Andrew giải thích: “Chúng tôi đang tận dụng những phụ phẩm bỏ đi để chắt lọc những giá trị cốt lõi từ nguồn rác thải này. Điều này không chỉ góp phần giải quyết vấn đề xử lý chất thải mà còn giảm chi phí hoạt động sản xuất cho nông dân nuôi thủy sản. Họ có thể sử dụng nhiên liệu này để vận hành hệ thống sản xuất như máy phát điện hoặc các máy móc thiết bị trong trại nuôi. Đặc biệt, công nghệ “kép” sẽ rất hữu ích ở những vùng nông thôn khó tiếp cận được nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất”.

Hướng đi mới

Sau khi được thu hoạch, cá rô phi thường được vận chuyển tới nhà máy chế biến fillet; phụ phẩm chế biến chiếm tỷ lệ 50 - 60%, trong số này hàm lượng dầu cá chiếm khoảng 40 - 65%. Loại phụ phẩm này thường được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên, đây lại là nguồn nguyên liệu rất tiềm năng để sản xuất dầu diesel tái chế. Ở các quốc gia đang phát triển như Mexico, nơi sản xuất rất nhiều cá rô phi thì dầu cá phế phẩm lên tới 90.000 tấn (90 triệu lít) có thể được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học cho mục đích vận hành trang trại hoặc bán để pha trộn với dầu khoáng diesel. Tag: canh quat oxy

TS Bonaccorso, Trưởng nhóm dự án đang tập trung vào nghiên cứu và tối ưu hóa quy trình xúc tác để chuyển hóa phụ phế phẩm trong chế biến cá rô phi thành dầu diesel sinh học. Trong khi đó, Trung tâm nghiên cứu năng lượng xanh, dựa trên những kết quả và dữ liệu thu được tại Đại học St Andrews sẽ tập trung vào công đoạn thiết kế và kỹ thuật của quy trình sản xuất dầu diesel sinh học từ dầu cá phế phẩm. Bộ phận thứ 3 là BioTExMex sẽ đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu quy trình nuôi cấy tảo làm thức ăn cho cá.

Toàn bộ các quy trình này được đảm bảo thực hiện hiệu quả với chi phí thấp hơn nhập khẩu thức ăn và còn mang lại lợi ích khác khác như mang lại một chế độ ăn tự nhiên cho cá và không phải luân canh các vụ trồng trọt khác. “Chúng tôi cũng đang nghiên cứu cách cải thiện chất lượng dầu cá bằng thông qua điều chỉnh thành phần vi tảo trong chế độ ăn cho cá. Hiện, chúng tôi đang đánh giá các loại tảo khác nhau gồm tảo nước mặn và tảo nước ngọt và đang thử nghiệm nhiều loại thủy sản và thành phần thức ăn khác nhau. Mục tiêu là giảm chi phí vận hành cho nông dân, cung cấp cho cá nguồn thức ăn dinh dưỡng cao và bền vững”- Bonaccorso chia sẻ.

Tỷ lệ trồng tảo để làm nhiên liệu sinh học trực tiếp đang ngày càng gia tăng. Trong khi, trồng tảo để làm nguyên liệu thức ăn thủy sản giàu axit béo DHA vẫn gặp phải nhiều thách thức do chi phí sản xuất quá cao. Thương mại hóa ngành trồng tảo vẫn là một thách thức từ trước tới nay do những khó khăn trong duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và thu hoạch tảo thương mại. “Chúng tôi đã tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn này bằng công nghệ kép. Hiện, chúng tôi đang tìm kiếm hàm lượng tảo tối ưu trong thức ăn để đảm bảo cho khẩu phần ăn giữ nguyên được hàm lượng dinh dưỡng giá trị”- TS Bonaccorso cho hay.

Nguồn: 2lua.vn/article/nhien-lieu-sinh-hoc-tu-phe-pham-thuy-san-5bfe3f66425cc50266688e96.html