Nông nghiệp là ngành chịu tổn thất nặng nề nhất do biến đổi khí hậu (BĐKH) tại Việt Nam, bởi khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tới gần 70% dân số. Hai đồng bằng lớn của Việt Nam là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long hiện đang cung cấp lương thực cho cả nước và xuất khẩu cho thế giới. Nếu không có giải pháp đảm bảo nền nông nghiệp, cụ thể là ngành trồng trọt và chăn nuôi, đứng vững trước thiên tai và biến đổi khí hậu, an ninh lương thực quốc gia có thể bị đe dọa.

Nhận thức rõ tác động nhanh, mạnh và khó lường của thiên tai và biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp đã đề ra các giải pháp nhằm giúp lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi có thể thích ứng với những thay đổi về khí hậu, ứng phó với thiên tai ngày một gia tăng và khó lường. Tag: máy thổi khí vèo tôm


Phát triển các mô hình canh tác tiên tiến

Trong lĩnh vực trồng trọt, từ nay đến 2020, ngành nông nghiệp đặt ra mục tiêu phải nghiên cứu sử dụng hợp lý, hiệu quả đất trồng lúa, sản xuất lúa thích ứng với BĐKH, có chất lượng và giá trị gia tăng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu tại các vùng trồng lúa trọng điểm. Bên cạnh đó, nghiên cứu ứng dụng các mô hình tổng hợp, mô hình liên kết trồng trọt và chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản, nông nghiệp ven đô, nông lâm kết hợp, trồng trọt và du lịch sinh thái.

Đặc biệt, việc nghiên cứu phát triển và chuyển giao các giống cây trồng mới (lúa, ngô, lạc, đậu tương, rau màu, cà phê, chè) có năng suất, chất lượng cao thích nghi Điều kiện canh tác (chịu mặn, chịu hạn, chịu phèn), chế độ canh tác (ngập lụt, hạn hán) phục vụ sản xuất hàng hóa theo mô hình canh tác nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) được chú trọng để vẫn duy trì được năng suất cây trồng. Tag: máy thổi khí bể ương tôm

Về lâu dài, khi mà biến đổi khí hậu sẽ biến đổi các vùng đất bị hoang mạc hóa hay ngập lụt thì phải bố trí lại hệ thống trồng trọt theo hướng đa dạng hóa cây trồng, kỹ thuật canh tác, gắn thâm canh tăng năng suất với bảo vệ tài nguyên môi trường và kiểm soát rủi ro do tác động tiêu cực của BĐKH.

Ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình, biện pháp canh tác tiên tiến như thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), kỹ thuật canh tác 3 giảm 3 tăng (3G3T), kỹ thuật canh tác 1 phải 5 giảm (1P5G), quản lý dịch bệnh tổng hợp (EPM), hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI), làm đất tối thiểu, che phủ bằng thảm thực vật…

Đổi mới giống vật nuôi

Trong lĩnh vực chăn nuôi, ngành nông nghiệp đặt ưu tiên hàng đầu là nghiên cứu phát triển các giống vật nuôi mới (bò sữa, bò thịt, lợn lai, dê, cừu, gia cầm, thủy cầm) có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng với điều kiện khí hậu để nâng cao giá trị và thị phần của ngành chăn nuôi.

Phát triển các mô hình chăn nuôi hỗn hợp như mô hình vườn ao chuồng (VAC), mô hình sản xuất lương thực và năng lượng từ chăn nuôi (IFES), mô hình thích ứng chăn nuôi dựa vào sinh thái (EbA), thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP), nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA), chăn nuôi công nghệ cao và khép kín.

Thêm nữa, việc nghiên cứu hoàn thiện và vận hành hệ thống quan trắc chất lượng môi trường trong chăn nuôi, giám sát, dự báo và cảnh báo dịch bệnh trên vật nuôi nhằm phát triển chăn nuôi bền vững thích ứng với BĐKH cũng được chú trọng để duy trì chất lượng đàn gia súc.

“Đây là bài tuyên truyền về Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam năm 2018”

Vân Khánh

Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn/moi-truong/nong-nghiep-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-1263025.html