Dưới ánh sáng lập lòe, trong căn phòng ngập khói thuốc lá và rượu mạnh, những thùng loa khủng…, DJ vận những trang phục “bốc lửa” lắc lư, khuấy động không gian bằng âm nhạc cực bắt tai, sống động. Thời thượng, sành điệu là thế. Nhưng rời sân khấu, DJ trở về cuộc sống thực không nhiều sắc màu mà ngược lại, đôi khi lắm điều tiếng thị phi.

Chưa bao giờ nghề DJ “hot” và được săn đón như bây giờ. Sự hào nhoáng bên ngoài khoác cho DJ một chiếc áo thời thượng, vô tình khiến nhiều người lầm tưởng DJ là nghề “nhàn nhã, nhẹ nhàng, chỉ cần chơi những bài hot, thịnh hành kèm vài động tác lắc lư, nhún nhảy và phô bày nhan sắc trẻ trung, nóng bỏng là có thu nhập cao”.


Ngủ ngày, cày đêm

22h đêm một ngày cuối tháng 8, DJ Kathy hẹn tôi đến beer club Vevezula (Trường Sơn, Q.Tân Bình) để “mục sở thị” buổi làm việc của cô. Trong căn phòng khá rộng nhưng không đủ sáng, tôi phải nhắm mắt vài giây để quen với ánh sáng mờ ảo từ những trục đèn màu trong club. Trên sân khấu, Kathy liên tục phối những bản nhạc mà một người “ngoại đạo” như tôi không nhận ra đó là bài gì. Chỉ biết, nghe tới đâu, cơ thể mình cũng muốn lắc lư theo tới đó. Vừa chỉnh nhạc, cô vừa quan sát đối tượng khách, bầu không khí để chọn lựa những bản nhạc phù hợp. Tag: phong karaoke gia đình

Nhận thấy sự có mặt của tôi, cô cười, nheo mắt. Điện thoại tôi sáng lên dòng tin nhắn của Kathy: “Sao chị không lên ngồi gần chỗ em đây!” Lúc này, tôi được nhìn rõ hơn công việc của Kathy. Dụng cụ “mix” (trộn) nhạc gồm hai chiếc bàn xoay và hàng chục nút vặn, đi kèm với đó là chiếc laptop hỗ trợ công nghệ. Đôi tay thon dài của Kathy điệu nghệ vừa liên tục “nhảy múa” trên chiếc bàn xoay, vừa điều chỉnh các nút điệu nghệ. Kathy còn lắc lư, mời gọi khách cùng mình hòa vào điệu nhảy của bản nhạc, không khí khán phòng càng lúc càng sôi động.

DJ không phải chỉ là người biết chơi nhạc, họ còn phải có kỹ nghệ “khuấy” bầu không khí sôi đến cực đỉnh. Bởi, khách càng cuồng nhiệt, quán càng đắt thì DJ ấy càng được trọng dụng. Và tất nhiên, “chỗ đứng" cũng sẽ lâu dài.
Nguyễn Thị Mai mới vào nghề DJ được tròm trèm 1 năm bộc bạch, công việc của cô thường bắt đầu khoảng 1-3h. “Lúc đầu không quen vì dù thức đến sáng nhưng ngày cũng không ngủ được. Sau đó tôi tập thích nghi dần. Đa số các bar, beer club đều hoạt động chủ yếu từ 21h-3h hôm sau. Nếu mình không làm được giờ này thì chỉ có đói” - Mai nói.

Món “lẩu” âm nhạc của DJ cho khách thưởng thức rất hệ thống và khoa học. “Màn dạo đầu” là những bản nhạc được mix nhẹ rồi dần dần tăng nhịp độ cũng như âm lượng theo thời gian và lượng khách nhất định. Tầm 23h, khách đến đông chính là lúc các DJ chơi “sung” nhất. Họ bắt đầu trổ hết tài năng của mình trên bàn trộn với những âm thanh, tiết tấu cuồng nhiệt, sôi nổi nhằm kích thích đám đông. Lúc này, đội ngũ dancer (vũ công) cũng lên sàn bằng những động tác khiêu gợi, khuyến khích và gây hứng thú cho khách. Khi tất cả hòa mình vào bữa tiệc âm nhạc thì quyền làm chủ được trao lại cho các DJ. “Nhìn không khí hôm đó, vẻ mặt, cử điệu của khách mà DJ chơi nhạc. Lúc này, DJ không còn bị gò bó theo quy luật nào cả, hoàn toàn theo cảm hứng nhưng lại rất có hiệu quả” - DJ Hảo Lê, người có thâm niên nghề chia sẻ. Tag: trang trí phòng karaoke

Bỏ ngàn USD “tầm sư, học DJ”

DJ (còn gọi là deejay) là tên viết tắt của cụm từ Disc Jockey, được hiểu là một người chuyên làm công việc lựa chọn và phát đi các bản nhạc đã được ghi âm từ trước; đồng thời điều chỉnh, biến tấu âm thanh cho phù hợp với các đối tượng thưởng thức âm nhạc khác nhau.

Tại một lớp học DJ trên đường Trần Quang Khải (Q.3), tôi được hướng dẫn cách học để trở thành DJ. Thời gian học khoảng 3 tháng, học phí từ 4-6 triệu đồng/khóa. “Sư phụ” (danh xưng thường gọi thầy/cô dạy DJ) hứa hẹn khi học xong tôi sẽ có việc làm ngay, thu nhập tối thiểu cũng chục triệu đồng/tháng. Chỉ cần làm 1 tháng là lấy lại được vốn.

DJ Bảo Thy (18 tuổi, ngụ huyện Nhà Bè) tiết lộ: DJ muốn làm nghề phải tự trang bị cho mình bộ đồ nghề có giá không hề rẻ. Một bộ đơn giản nhất gồm 2 bàn xoay (Turn table) có giá trên 1.500 USD, 1 cặp CD khoảng 1.300 USD, 1 bàn trộn (Mixer) giá khoảng 1.200 USD và bàn trộn (Sound effect) giá trên 300 USD… Theo giới DJ, bộ đồ làm nghề giá nào cũng có, từ vài triệu đến vài chục, vài trăm triệu đồng. Đồ càng xịn, càng hiện đại thì mix nhạc càng hay. Do đó, trước khi vào nghề phải chịu “chi”. “Chi” ở đây là lựa thầy giỏi để “tầm sư”, bỏ tiền “tậu” đồ xịn để làm nghề, cũng như dự trù thời gian đầu… thất nghiệp.

Thêm vào đó, để tạo được sự hưng phấn và sức lan tỏa của âm nhạc đến người nghe. Nếu DJ biết chơi nhạc cụ, hát hay đọc rap thì càng tuyệt vời hơn. Do đó, mình phải đầu tư học nhảy, ca hát nữa thì mới trụ được với nghề - Bảo Thy bộc bạch.

Nguồn: tienphong.vn/giai-tri/dj-phu-thuy-am-thanh-nghe-choi-cung-lam-gian-nan-1326919.tpo