Ngành du lịch và thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam thì hiện tại
Ngành du lịch nước ta hiện đang chứng kiến những bước chuyển mình tích cực, biểu hiện thông qua tốc độ tăng trưởng ổn định cả về lượt khách nội địa và khách quốc tế đến Việt Nam hàng năm. Đây là một trong những tiền đề cơ bản giúp đảm bảo doanh thu cho các nhà đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng, thúc đẩy sức nóng thị trường phân khúc này ngày một tăng cao.

Năm 2018, Việt Nam đón nhận khoảng 15,6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 80 triệu lượt khách nội điạ. Trong vòng 3 tháng đầu năm 2019, số khách quốc tế đến nước ta là khoảng 5 triệu lượt. Đây là những con số đáng mừng dự báo một năm thành công của ngành du lịch, góp phần tạo nên động lực phát triển các dự án bất động sản nghỉ dưỡng mới ở nước ta. Tuy nhiên, vẫn tồn tại đó những hạn chế khi tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực và địa phương khác nhau lại diễn ra không đồng đều, thậm chí có dấu hiệu chững lại.

Năm 2017, giá phòng và công suất thuê phòng được ghi nhận tăng trưởng tại hầu hết các địa điểm trên cả nước, năm 2018 chỉ có một số khu vực như TP.HCM ghi nhận tăng trưởng, trong khi vài địa điểm ven biển khác như Đà Nẵng lại có dấu hiệu sụt giảm. Nguồn cung và tỷ lệ tiêu thụ của biệt thự nghỉ dưỡng trong năm 2018 bằng 52% và 54% so với năm 2017. Nguồn cung trên thị trường sơ cấp đến từ những dự án trước đó và tập trung vào các địa phương như Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, Phú Quốc và Quảng Nam. Với phân khúc condotel, năm 2018 thị trường có khoảng 4.596 sản phẩm mới mở bán, bằng 31% so với năm 2017. Sức cầu khá thấp, ngoại trừ một số dự án nổi bật ở Khánh Hòa. Nguồn cung sơ cấp trên thị trường tập trung chủ yếu ở Khánh Hòa và Đà Nẵng, chiếm khoảng 86% toàn thị trường.

Nguyên nhân của tốc độ tăng trưởng hạn chế và không đồng đều

Sự chậm chạp trong công tác hoàn thiện, bàn giao và quá trình đưa vào sử dụng của một số chủ đầu tư dẫn đến sự sụt giảm uy tín và hiệu quả kinh doanh của các dự án cũng như sự ngập ngừng trong quyết định giao dịch của nhà đầu tư.

Vấn đề siết tín dụng 2019 tuy khuyến khích phát triển thị trường bất động sản cấp thấp, nhưng lại ảnh hưởng khá lớn tới phân khúc cao cấp, làm sụt giảm nguồn vay đầu tư.

Cơ sở giao thông hạ tầng chưa được phát triển đồng đều giữa các địa phương trên cả nước, dẫn đến chênh lệch về tình trạng phát triển du lịch cũng như nguồn cầu của dự án bất động sản nghỉ dưỡng.

Tiềm năng phát triển trong thời gian tới

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nhìn chung vẫn sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ ổn định nhờ vào những tiềm năng đầy hứa hẹn

_Vấn đề hạ tầng ngày càng được chính phủ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp tư nhân chú trọng phát triển và hoàn thiện, tạo điều kiện cho ngành du lịch và phát triển mạnh mẽ.

_Sự gia nhập của các ông lớn hàng không bằng việc hình thành các đường bay mới; giúp kết nối các thành phố lớn trong và ngoài nước đến các đia điểm du lịch nổi tiếng. Ngoài ra, các dịch vụ trọn gói kết hợp giữa hàng không với các khu nghỉ dưỡng cao cấp cũng góp phần làm tăng nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng.

_ Du lịch Việt Nam đang tăng trưởng đều qua các năm, nhưng số lượng sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng trên cả nước (đã hoàn thành, đang thực hiện, đã được phê duyệt nhưng chưa thực hiện) vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của khách lưu trú. Phân khúc thị trường nổi bật này vẫn có tiềm năng đầu tư và sinh lời cao.

_Ngày càng có nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ở Việt Nam, hứa hẹn một năm năng động của phân khúc đầy tiềm năng này.

Nhìn chung, tuy phải đối mặt với vài thách thức 2019 được dự báo là một năm tăng trưởng ổn định đầy tiềm năng của bất động sản nghỉ dưỡng du lịch ở Việt nam với nhiều dự án lớn được chính thức đưa vào hoạt động.