Chương 1. Google RankBrain là gì?
Đọc thêm: Marketing
RankBrain là một thuật toán xây dựng trên nền tảng học máy (AI) được Google sử dụng để phân loại kết quả tìm kiếm. RankBrain cũng rất có ích trong việc giúp Google xử lý và hiểu nhanh hơn các truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Vậy: RankBrain có khác biệt gì?
Trước khi RankBrain xuất hiện, 100% thuật toán của Google được lập trình bằng tay. Và quá trình đó sẽ diễn ra như sau:

Các kỹ sư vẫn đang làm việc dựa trên thuật toán, dĩ nhiên rồi. Nhưng ngày nay, RankBrain đóng vai trò như một trợ lý đắc lực và âm thầm ngay sau đó, giúp cho việc thay đổi thuật toán của các kỹ sư trở nên dễ dàng hơn.
Hiểu đơn giản, RankBrain có khả năng tự thay đổi thuật toán một cách vi diệu.
Dựa trên từ khóa, RankBrain sẽ tăng hoặc giảm tầm quan trọng của các yếu tố quyết định thứ hạng của từ khóa trong bài viết như backlinks, sự mới mẻ của nội dung, độ dài bài viết cũng như tính tin cậy của domain, v.v…
Sau đó, RankBrain sẽ tập trung vào cách mà người dùng Google tương tác với các kết quả tìm kiếm mới. Nếu người dùng thích cách mà thuật toán mới vận hành và nhận thấy những kết quả tìm kiếm này mang lại giá trị cho họ, thuật toán đó sẽ được RankBrain giữ lại. Nếu không, RankBrain sẽ tự động quay về thuật toán cũ.
Nếu điều đó vẫn chưa đủ khiến bạn ngạc nhiên thì đây:
Google thử test trên 1 nhóm Kỹ sư của họ, đề bài là phải lựa chọn đúng trang sẽ được xếp hạng #1 trên Google cho những từ khóa đã cho. Họ cũng giao đề bài tương tự cho RankBrain.
Và RankBrain đánh bại những vị kỹ sư tài ba này với dự đoán chính xác hơn đến 10%!

Tóm lại, RankBrain thực sự hiệu quả. Và chúng sẽ càng ngày càng tinh vi hơn trong việc thỏa mãn các truy vấn của người dùng.
Bạn đã hiểu sơ qua RankBrain là gì rồi đúng không? Nếu vẫn còn chưa hiểu lắm, thì đọc tiếp chương 2 để xem cách mà nó vận hành nhé, đảm bảo bạn sẽ biết tại sao RankBrain lại được Google “cưng chiều” đến thế.

Chương 2. Nguyên lý vận hành RankBrain
RankBrain có 2 nhiệm vụ chính:
  1. Hiểu truy vấn tìm kiếm (từ khóa)
  2. Đo lường phản ứng của mọi người với kết quả trả về (sự thỏa mãn của người dùng)

Cùng tìm hiểu từng ý một nhé.
Cách RankBrain hiểu bất kì từ khóa nào mà bạn tìm
Vài năm trước, Google gặp phải 1 vấn đề:
15% số lượng từ khóa mà người dùng gõ vào Google là những từ khóa chưa bao giờ xuất hiện trước đó.
15% có vẻ không phải là con số quá lớn. Nhưng khi bạn phải xử lý hàng tỷ truy vấn tìm kiếm mỗi ngày, nghĩa là thông thường có đến 450 triệu từ khóa mới xuất hiện.
Trước khi RankBrain ra đời, Google sẽ quét các trang xem liệu trang đó có chứa đúng từ khóa chính xác mà người dùng tìm kiếm hay không.
Nhưng bởi vì những từ khóa này hoàn toàn mới, Google không có manh mối nào để hiểu người dùng đang thực sự muốn gì. Vì thế mà Google phải đoán.
Ví dụ, nếu bạn tìm kiếm từ khóa “cửa hàng gà rán”. Google sẽ tìm những trang có chứa các từ khóa “cửa”, “hàng”, “gà” và “rán”.

Ngày nay, RankBrain có thể hiểu những gì mà bạn tìm kiếm và cung cấp kết quả chính xác đến 100%:

RankBrain hiểu rằng rất có thể bạn đang có nhu cầu ăn gà rán nên đã hiện ngay các cửa hàng gà rán xuất hiện xung quanh vị trí của bạn. Ngoài ra danh sách tìm kiếm cũng hiển thị một số thương hiệu nổi tiếng, gắn liền với món gà rán như KFC, Lotteria, Five Star, v.v… để bạn có thể đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho mình.
Không hề tệ, phải không?
Vậy điều gì đã thay đổi? Trước đây, Google sẽ cố gắng trả về những kết quả có chứa chính xác những từ trong truy vấn tìm kiếm của bạn.
Ngày nay, RankBrain cố gắng để hiểu điều bạn thực sự đang mong muốn là gì. Bạn biết đấy, giống như cách mà con người cố gắng thấu hiểu nhau vậy.
Bằng cách nào ư? Bằng cách khớp những từ khóa chưa-từng-thấy-trước-đây với những từ khóa mà Google đã từng thấy trước đó.
Ví dụ, Google RankBrain có thể đã để ý rằng có rất nhiều người tìm kiếm từ khóa “cửa hàng gà rán”.
Và RankBrain học được rằng những người tìm kiếm “cửa hàng gà rán” thực chất muốn nhìn thấy những danh sách cửa hàng gà rán gần đây để họ có thể đi ăn.
Vậy khi ai đó tìm kiếm từ khóa “cửa hàng gà rán”, RankBrain trả về những kết quả tương tự với những từ khóa mà nó đã từng biết trước đó (“gà rán tại hà nội”).
Vì thế nó sẽ hiển thị những kết quả về các cửa hàng gà rán tại Hà Nội.