Peter Switzer của Tập đoàn tài chính Switzer nói rằng Bitcoin là dư thừa và nên cấm loại tiền tệ này.



FUD lại một lần nữa ‘cảnh tỉnh’ mọi người
Không lần nào mà những lời hùng biện chống lại Bitcoin không gây đau đầu cho công chúng. Hầu hết các ý kiến FUD đều mang tính giáo dục và được các nhà phê bình BTC tán thành ngay sau Silk Road và Mt. Gox. trung quốc cấm bitcoin

Theo hãng tin Micky về tiền điện tử của Úc, Switzer kêu gọi các chính phủ cấm Bitcoin, người đứng đầu Tập đoàn tài chính Switzer bình luận thêm rằng:

“Tôi nghĩ rằng tiền điện tử là không cần thiết, quá rủi ro và chỉ tốt cho một nhóm nhỏ những người đam mê lĩnh vực này. Trong khi đó, khuyết điểm của Bitcoin lại vượt trội hơn rất nhiều so với ưu điểm. Vì vậy, cần phải cấm Bitcoin và những loại tiền điện tử khác hoặc đơn giản là ban hành quy định để điều chỉnh chúng. Nếu làm được điều này thì ‘thế giới đen tối’ sẽ được đưa ra ánh sáng”.

Switzer vạch ra các điểm quan trọng cố thủ trong vở kịch anti-crypto, thậm chí còn đề cập đến những bình luận của Joseph Stiglitz vào tháng 5/2019 về việc kêu gọi ngừng hoạt động tiền điện tử.

Lệnh cấm Bitcoin phản tác dụng
Thực tế cho thấy việc cấm Bitcoin có xu hướng phản tác dụng ở một số nơi trên thế giới. Những người phải trả nhiều tiền hơn để có được gia BTC bị thị trường điều khiển.

Phí bảo hiểm giá phát sinh và Bitcoin trở thành một tài sản thậm chí còn có giá trị hơn và biến động nhiều hơn ở các quốc gia đó, cụ thể là Trung Quốc và Ấn Độ. BTC không có địa điểm trung tâm để ngắt kết nối nhằm chặn truy cập.

Quan điểm tiền điện tử có nhiều nhược điểm hơn ưu điểm của Switzer cho thấy sự thiếu hiểu biết về giá trị mà công nghệ thanh toán tiền ảo đã tạo ra trên toàn cầu.

Người dân ở những nơi như Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ và các khu vực khác chịu nhiều bất ổn kinh tế đã chấp nhận Bitcoin. Điều này cho thấy tiện ích của tiền điện tử trong một thể chế nhà nước sử dụng tiền fiat đầy bấp bênh.

Thế giới đen tối của hoạt động rửa tiền ngân hàng

Switzer cũng đề cập đến Bitcoin và “thế giới đen tối” của đồng tiền này. Có lẽ, ‘chuyên gia tài chính’ không biết gì về khoản tiền phạt hơn 9 tỷ đô gần đây đối với các ngân hàng chính thống chỉ vì tội rửa tiền.

Vào tháng 6/2018, Ngân hàng Liên bang Úc (CBA) đã đồng ý trả tiền phạt 530 triệu đô để giải quyết vụ kiện liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố. Nếu Bitcoin đang hỗ trợ thế giới ngầm đen tối, người ta sẽ tự hỏi tại sao các ngân hàng như JPMorgan và Commerzbank đã bị phạt với tổng số tiền phạt lên tới 3.5 tỷ đô.

Có lẽ thay vì cấm Bitcoin, chính phủ nên để mắt đến những kẻ phạm tội thích rửa tiền hàng loạt như Wells Fargo đã nộp 15 tỷ đô tiền phạt từ năm 2000.