3. Triệu chứng của bệnh máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ khi ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu nào cụ thể vì bệnh phát triển khá âm thầm, nên rất ít người biết được mình bị máu nhiễm mỡ cho đến khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, cơ thể thấy mệ mỏi, sức khỏe giảm sút đi khám thì mới biết mình bị máu nhiễm mỡ.
Máu nhiễm mỡ khi đã bị nặng thì có những biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nhịp tim nhanh, thở gấp. Một số trường hợp còn thấy xuất hiện những nốt ban vàng dưới da.
Xem thêm:

Máu nhiễm mỡ ở giai đoạn cuối còn gây ra tắc nghẽn, xơ vữa động mạch, đau tim, huyết áp cao…

Máu nhiễm mỡ có tác hại gì?
Máu nhiễm mỡ là một căn bệnh rất dễ chữa nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Máu nhiễm mỡ nếu biết sớm thì chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng các bài thuốc lá nam là đã có thể giúp điều chỉnh hạ mỡ máu.
Tuy nhiên bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ nặng hơn và gây ra các biến chứng nặng nề. Máu nhiễm mỡ lâu ngày sẽ gây ra những mảng bám tích tụ ở động mạch gây làm giảm lưu lượng máu, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào và các cơ quan mà những mạch máu này cung cấp.
  • Máu nhiễm mỡ có thể biến chứng thành bệnh tim xơ vữa động mạch. Bệnh này có thể gây ra các triệu chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim khi cơ tim không được cung cấp đủ oxy để hoạt động.
  • Máu nhiễm mỡ khi bị nặng có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho não , điều này khiến cho các động mạch nhỏ bị thu hẹp trong não hoặc những động mạch cảnh lớn hơn ở cổ bị tắc nghẽn. Điều này làm tăng nguy cơ dẫn đến cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc đột quỵ.
  • Máu nhiễm mỡ có thể biến chứng gây ra bệnh động mạch ngoại biên. Đây là tình trạng thu hẹp dần các động mạch cung cấp máu cho chân. Trong khi tập thể dục, nếu chân không đủ cung cấp máu, chúng có thể bị đau, tê bì.
  • Các động mạch khác trong cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự tích tụ mảng bám do máu nhiễm mỡ gây ra, khiến chúng hẹp lại, bao gồm các động mạch trung mô đến ruột và động mạch thận đến thận, gây ảnh hưởng đến thận, tụy

Các cách ngăn ngừa bệnh máu nhiễm mỡ
Để ngăn ngừa căn bệnh máu nhiễm mỡ bạn cần:
  • Hạn chế tổng hợp chất béo ăn vào: chỉ nên chiếm 25-35% tổng lượng calo mỗi ngày.
  • Hạn chế tiêu thụ các chất béo bão hòa: Tốt nhất là ít hơn 7% lượng calo mỗi ngày.
  • Hạn chế lượng chất béo chuyển hóa xuống 1% tổng lượng calo hàng ngày.

Bên cạnh bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên để giúp đốt cháy calo, lượng mỡ dư thừa.
Nếu đã nhận thấy được những tác hại của máu nhiễm mỡ thì tốt nhất bạn hãy có một chế độ ăn uống và sinh hoạt thật hợp lý để ngăn ngừa căn bệnh máu nhiễm mỡ.