Căn chỉnh amply karaoke là một kĩ thuật rất quan trọng, nó quyết định phần lớn chất lượng âm thanh của cả một cấu hình. Khi bạn căn chỉnh hiệu quả, thì chất âm mang lại sẽ đúng như những gì bạn mong muốn, ngọt ngào, trong trẻo, chi tiết trong từng dải đường tiếng, cùng với đó là một giọng ca bay bổng, thanh thoát mà không cần tốn quá nhiều sức. Tuy nhiên, làm được thì không phải là một điều dễ dàng, bởi công việc này đòi hỏi sự bài bản, tính chuyên môn cao hay kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực âm thanh. Chính vì vậy, hãy để Hoàng Audio hướng dẫn cho bạn cách căn chỉnh amply karaoke hay nhất trong phòng hát gia đình.

>>> Xem thêm ampli chống hú rít : https://amthanhdep.com/amply-has

Nắm vững chức năng của những nút ở mặt trước amply
Việc khiến cho các bạn làm chất lượng âm thanh dàn karaoke ở chung cư của mình không được tốt chính là vì điều chỉnh sai các nút ở mặt trước của amply. Qúa nhiều nút chỉnh và càng chỉnh thì lại càng sai. Các bạn cảm thấy hoang mang trước hàng loạt những nút điều chỉnh và không biết công dụng của chúng là gì? Thế nên nhiều khi một chút vô tình đã ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.

Để tránh trường hợp trên, bạn cần nắm rõ được ý nghĩa và công dụng của mỗi nút. Cụ thể:
  • Hàng thứ nhất: các nút điều chỉnh micro 1
  • Hàng thứ hai: các nút điều chỉnh micro 2
  • Hàng thứ ba: các nút điều chỉnh độ vang (Echo)
  • Hàng thứ tư: các nút điều chỉnh nhạc ( Music)
  • Hàng bên phải (ở giữa): các nút điều chỉnh tổng ( Master channel)

Khi nắm được những điều trên, bạn có thể điều chỉnh âm thanh một cách chủ động mà không phải hoang mang và chỉnh “bừa” một cách “hên xui” nữa. Bên cạnh đó, bạn có thể tự tin một phần nào đó khi điều chỉnh âm thanh cho dàn karaoke ở chung cư của mình.
Chức năng của những dắt cắm ở mặt sau amply
Nếu những nút mặt trước của âm ly giữ chức năng điều chỉnh thì mặt sau là những cổng kết nối input – output (vào – ra) của amply. Cụ thể:
  • Cổng AUX1: Đường nhạc vào
  • Cồng AUX2: Đường nhạc 2
  • Output Record: Đường ra 1
  • Output Line Out: Đường ra 2
  • Mic Output: Đường ra tiếng micro
  • Cầu loa
  • Bộ cầu đấu loa

Chỉ cần nhớ được ý nghĩa của những cổng kết nối trên, bạn sẽ không lo bị cắm nhầm hay không biết phải xử lý sao khi chẳng may một số jack cắm bị tuột ra khỏi cổng kết nối.
Hướng dẫn căn chỉnh amply karaoke nhanh chóng, đạt hiệu quả cao
Bước 1: Cắm micro karaoke vào amply. Sau đó điều chỉnh các chiết áp về vị trí 12h, riêng Volume micro nên để khoảng từ 11h – 1h là chuẩn.
Bước 2: Căn chỉnh micro, đây là một trong những bước quan trọng nhất, sẽ quyết định rất lớn đến chất lượng bộ dàn karaoke của bạn
  • Nói vào micro sao cho âm thanh vừa đủ tai nghe, điều chỉnh Low micro bằng cách đọc các số “1, 4, 7”, sao cho cảm thấy âm trầm ở mức vừa đủ. Chỉnh tiếng trầm xuôi theo chiều kim đồng hồ, khi nào tiếng trầm bị vỡ thì lùi lại. Thông thường, nút low sẽ để trong khoảng 11h -12h là vừa đủ.
  • Chỉnh Hi micro bằng cách phát âm các số “6, 9” sao cho âm treble vừa đủ nếu không sẽ gây ra hiện tượng chóe, vỡ tiếng. Tùy chỉnh xuôi theo chiều kim đồng hồ khi nào tiếng treble bị xé thì lùi lại. Thông thường, nút hi sẽ để trong khoảng 10h.
  • Cuối cùng là Mid micro, căn chỉnh bằng cách đọc các số “2, 3, 5, 8” sao cho âm “2, 8” không bị tối, âm “3” không bị vỡ là đạt chuẩn. Thường nút Mid sẽ để ở góc từ 12h-1h.

Bước 3: Căn chỉnh tiếng vang (Echo), bạn nên điều chỉnh trong khoảng 10h -12h là thích hợp nhất, thừa vang sẽ dẫn tới hiện tượng hú, rít rất chói tai.
  • Nên để Low Echo ở góc 10h, Hi Echo dao động trong khoảng từ 11h – 12h, sẽ được sử dụng để bù lại âm treble bị hụt khi giảm micro.
  • Căn chỉnh nút RPT (độ lặp) hướng 12h lặp khoảng 6 lần, nếu như bạn có một giọng hát khỏe thì chỉ cần 11h là hoàn hảo. Tiếp đó, điều chỉnh DLY (độ trễ) ở hướng 12h, nếu như tiếng hát của bạn chậm hơn nhạc thì tăng lên thành 12 rưỡi hoặc 1h.

Bước 4: Kết hợp tiếng micro và âm thanh sao cho hài hòa. Bạn nên căn chỉnh Volume Music nhỏ hơn so với Volume Micro để có thể nghe rõ được giọng hát, cũng như hỗ trợ để người hát nhẹ tiếng hơn mà không bị mất quá nhiều sức.
  • Căn chỉnh Hi Music vào khoảng 11h, bạn nên tăng Hi ở những bài hát có giai điệu sống động để tăng để tối ưu giai điệu
  • Căn chỉnh Low Music cân bằng với Hi Music trong khoảng 10h -11h, mang tới âm bass vừa đủ, ấm áp, sâu lắng mà không bị ù.
  • Căn chỉnh Mid Music trong khoảng 10h – 11h, nên để nhỏ hơn Volume của micro để làm nổi bật giọng ca của người hát.

Bước 5: Căn chỉnh Master Channel, trong đó Low, Mid, Hi là điều chỉnh âm sắc của micro, chỉ điều chỉnh khi đã điều chỉnh các nút ở hàng micro.
Một số lưu ý để căn chỉnh amply karaoke hay nhất
  • Khi cảm thấy giọng hát bị nặng, bạn chỉ cần tăng Mid micro, tuy nhiên nên thực hiện từ từ, nếu tăng quá nhiều hoặc đột ngột sẽ gây ra hiện tượng hú, rít, rất dễ gây hư hỏng loa.
  • Nếu bạn muốn giọng hát của mình được thanh thoát, uyển chuyền hơn, hãy tăng từ từ Echo Micro và Echo tổng.
  • Nếu bạn muốn giọng ca trở nên dày tiếng, đầy đặn hơn, hay tăng từ từ Echo Micro và Low Echo.
  • Chọn mua micro, người dùng cũng nên lựa chọn những thương hiệu tốt như micro dây thì dây tốt, tín hiệu đều. Mic không dây thì nên chọn loại có cảm biến tự ngắt để tránh bị cộng hưởng âm.

Khi xảy ra hiện tượng hú, rít, cần nhanh chóng giảm Volume Micro và Echo Micro. Nên sử dụng các sản phẩm micro cao cấp để tránh các hiện tượng hú, rít gây hư hỏng loa.

>>>> Nguồn : https://amthanhdep.com