Mark Zuckerberg hầu như không thể ngồi yên trước Ủy ban dịch vụ tài chính của Hạ viện Hoa Kỳ vào tháng 10 khi cuộc đối chất bắt đầu. Không có sự tế nhị nào dành cho giám đốc điều hành Facebook. Rất nhanh chóng, các thành viên từ cả hai phía chính trị đã công kích bằng nhiều câu hỏi sắc bén. Họ đã nói một cách thô bạo rằng Facebook sẽ thất bại tan tành. Dự án Libra đã bị những người ủng hộ bỏ rơi và vị CEO nên lưu giữ nó cho đến khi khung pháp lý được đưa ra. Sau khi công bố phô trương vào tháng 6, Libra đã nhanh chóng trở thành bàn đạp để chính phủ thể hiện thái độ đối với các tài sản mã hóa. Mặc dù các chính trị gia và cơ quan quản lý theo kịp sự phát triển của stablecoin nhưng sự can thiệp của Zuckerberg cùng Libra với lời hứa hẹn chuyển tiền nhanh hơn và rẻ hơn khiến mọi người phải để tâm.
Các nhà đầu tư nghiên cứu tiền điện tử trong tâm thế vừa sự tò mò, hoài nghi và vừa bị mê hoặc. Tò mò bởi vì bất kỳ ai gây rối cũng khiến mọi người chú ý, đặc biệt là quá trình đó dựa trên việc áp dụng blockchain vào phần cơ bản của tài chính toàn cầu như tiền tệ. Hoài nghi bởi vì công nghệ này đang ở giai đoạn sơ khai, có mức độ áp dụng thấp và chống lại các loại tiền fiat mạnh mẽ, bền vững. Mê hoặc bởi vì những rào cản này không ngăn được tình trạng đầu cơ tiền điện tử mạnh mẽ. Không chỉ Facebook đưa thương hiệu được công nhận toàn cầu của mình vào thế giới tiền điện tử mờ ảo mà còn một loạt các ngân hàng, nhà cung cấp thanh toán và các tổ chức tài chính khác, tất cả đều hỗ trợ dự án của họ. Phản ứng dữ dội từ các cơ quan quản lý, trong đó đặt câu hỏi liệu Libra có thể cung cấp cho người tiêu dùng sự an toàn, riêng tư và thị trường ổn định tài chính hay không đã gây bất ngờ cho những người ủng hộ. Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến hàng loạt các tổ chức rời bỏ Hiệp hội Libra, đơn cử là Visa và Mastercard.

Nếu các nhà quản lý bị động trong những năm đầu của tiền điện tử thì bây giờ họ đang tích cực xoay chuyển tình thế. EU lo ngại về mối đe dọa nhận thức đối với chủ quyền của đồng Euro và các loại tiền tệ khác. Khối Liên minh đã nói rõ sẽ không hoan nghênh hoặc cung cấp tiền điện tử, cho đến khi những thách thức và rủi ro pháp lý, quy định và giám sát đã được xác định và giải quyết thỏa đáng. Nhưng phải nhận thức được là việc ngăn cản các loại tiền kỹ thuật số là vô ích. EU và các cơ quan quản lý khác dường như sẵn sàng sử dụng cơ chế điều tiết để đảm bảo họ có thể kiểm soát quá trình giới thiệu với sự gián đoạn tối thiểu. Ngân hàng Trung ương châu Âu đang nghiên cứu một loại tiền kỹ thuật số có thể thay thế cho các nhà cung cấp tư nhân.Xem thêm: zcash

Lý do bao quát khiến EU sẵn sàng đưa ra khái niệm tiền kỹ thuật số là Trung Quốc muốn thách thức sự xuất hiện của các loại tiền tệ như đồng đô la Mỹ và Euro. Vào tháng 10, các cổ phiếu công nghệ Trung Quốc quan tâm đến blockchain đã tăng vọt sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình mô tả nó là “công nghệ cốt lõi” của thành phố.

Các nhà phân tích lưu ý rằng một số Ngân hàng Trung ương, chẳng hạn như ở Thụy Sĩ, Singapore và Canada, đã xem xét việc chấp nhận tiền kỹ thuật số. Trong khi đó, nơi tỷ lệ sử dụng tiền mặt đang giảm nhanh chóng như Riksbank ở Thụy Điển lên kế hoạch cho dự án e-krona. Tuy nhiên, họ nghĩ rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc rất có thể là tổ chức đầu tiên tung ra tiền kỹ thuật số.

Các Ngân hàng Trung ương có thể chấp nhận crypto ở các thời điểm khác nhau nhưng đó là cách họ tương tác có khả năng là chìa khóa thành công.

Vào tháng 8, thống đốc Mark Carney của Ngân hàng Anh đã đề xuất một loại tiền kỹ thuật số tổng hợp có thể được các Ngân hàng Trung ương phát hành như là sự thay thế cuối cùng cho đồng đô la Mỹ trong các giao dịch quốc tế.

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (The Bank for International Settlements) được đặt ra nhằm mục đích phối hợp. Tổ chức có trụ sở tại Basel, thuộc sở hữu của 60 Ngân hàng Trung ương, đã chỉ định thành viên hội đồng quản trị Benoît Cœuré của ECB đứng đầu đơn vị để tập hợp các nguồn lực cho quá trình sản xuất mô hình tiền tệ kỹ thuật số mà các Ngân hàng Trung ương có thể chấp nhận.

Có rất nhiều điều để xem xét ở đây. Luật pháp và các quy định sẽ cần được sửa đổi tại mỗi quốc gia thiết lập tiền kỹ thuật số. Các Ngân hàng Trung ương sẽ quy định các loại tiền kỹ thuật số của họ là một phần của danh mục đầu tư cũng như dự trữ. Họ cũng cần đánh giá lại phân bổ dự trữ vàng.

Hoạt động pháp lý này có thể khiến nó trông giống các nhà cung cấp tư nhân như Facebook và sẽ ngừng hoạt động. Tuy nhiên, ông Cœuré và những người khác nhấn mạnh rằng họ dự tính hệ thống mà các nhà cung cấp tư nhân được cấp phép phát hành tiền kỹ thuật số thông qua các ứng dụng được củng cố hoàn toàn bởi dự trữ của các Ngân hàng Trung ương. Điều đó sẽ đảm bảo tính bảo mật và tính toàn vẹn của chuyển giao kỹ thuật số.Xem thêm: bản vị vàng là gì

Facebook và những người khác có thể sẽ phải đăng ký các quy trình được quản lý chặt chẽ để được cấp giấy phép. Điều đó nghe có vẻ phù hợp với nguyên tắc tiếp cận mở củng cố nền tảng công cụ tham gia xã hội của Facebook, nhưng có lẽ sẽ gặp vô vàn khó khăn trước khi được ghi danh trên bảng tiền kỹ thuật số.